Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 5)
A. MỤC TIÊU :
+ HS hiểu hoá hoc là khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng . Bước đầu hs thấy được tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn .
+ HS biết cách quan sát ,làm quen với một số thao tác ,dụng cụ và hoá chất đơn giản
+ Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học nói riêng và khoa học nói chung .
ểm tra . V. Hướng dẫn: + Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập . + Xem trước bài sự biến đổi của chất . Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm 200 Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 17 Chương II : Phản ứng hoá học . Sự biến đổi của chất . A .Mục tiêu : + HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học . + Rèn kĩ năng quan sát ,làm thí nghiệm . + Giáo dục lòng yêu thích bộ môn ,yêu khoa học . B. Chuẩn bị : + GV : 3 bộ gồm : - Dụng cụ : Nam châm , thìa , đèn cồn , 2ống nghiệm ,kẹp gỗ . - Hoá chất : Fe , S , đường . + HS : tìm hiểu trước nội dung bài học . C .Tiến trình bài giảng : I. ổn định tổ chức lớp . II. Kiểm tra bài cũ + Nồng ghép trong nội dung bài mới . III. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV yêu cầu HS quan sát : H2.1 và H1.5/10 . trả lời câu hỏi : ? Nêu hiện tượng quan sát được . ? Nước ,muối có bị biến đổi thành chất khác không . HS phát biểu ,bổ sung -> Gv giới thiệu dụng cụ hoá chất HS đọc ,nêu cách tiến hành TN : Trộn Fe và lưu huỳnh theo tỉ lệ 1:1 , dùng nam châm tách Fe Các nhóm làm thí nghiệm ? Nêu hiện tượng quan sát được ,từ đó rút ra kết luận gì . GV tiến hành thí nghiệm hs quan sát Nhận xét hiện tượng ? Fe và S có bị biến đổi không ? HS phát biểu ,bổ sung -> GV giới thiệu dụng cụ hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm HS các nhóm tiến hành ? Nêu hiện tượng quan sát được . Đường có bị biến đổi không ? HS phát biểu ,bổ sung ? Thế nào là hiện tượng hoá học HS phát biểu ,bổ sung -> I. Hiện tượng vật ý 1. Quan sát : +Nước đá -> nước lỏng -> hơi nước + Hiện tượng : H1.5/10 2. Nhận xét : + HTVL là hiện tượng khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu . II. Hiện tượng hoá học A. Thí nghiệm 1 : a. + Tiến hành : + Hiện tượng : + Kết luận : Fe và S không bị biến đổi b. + Tiến hành : + Hiện tượng : + Kết luận : Fe và S bị biến đổi thành chất khác ( Sắt II sun fua ). B. Thí nghiệm 2 : + Tiến hành : + Hiện tượng : + Kết luận : Đường đã biến đổi thành 2 chất mới là nước và than . * Nhận xét : Khi có sự biến đổi chất này thành chất khác ta nói đó là hiện tượng hoá học . IV Củng cố : + GV cho hs làm bài tập 3//47 tại lớp . + HS : GĐ 1 : Nến (rắn) Nến (lỏng ) nến (hơi) HTVL GĐ 2 : hơi nến cháy khí cacsbon đioxit và hơi nước HTHH. + 1-2 HS đọc to kết luận sau bài . ? Cho VD về hiện tượng vật lý và hoá học trong cuộc sống . V. Hướng dẫn : + GV gợi ý bài tập 2/sgk : Dấu hiệu để phân biệt 2 hiện tượng là : Có hay không có sự xuất hiện chất mới . + BTVN : 2/sgk, 12.1/15/sbt Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm 200 ________________________________________________ Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 18 Phản ứng hoá học A .Mục tiêu : + HS biết cách viết PƯHH gốm các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm . Nêu được những điều kiện để P}HH xảy ra . + Rèn kĩ năng quan sát , viết Phản ứng hoá học . + Giáo dục lòng yêu môn học . B. Chuẩn bị : + Giáo án C .Tiến trình bài giảng : I. ổn định tổ chức lớp . II. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là hiện tượng hoá học , cho ví dụ minh hoạ . III. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1-2 hs đọc định nghĩa SGK ? Nêu định nghĩa phản ứng hoá học . ? Cách viết PƯHH . HS phát biểu ,bổ sung -> ? Cho ví dụ minh hoạ GV lưu ý cách đọc phương trình ? Chỉ có hiện tượng hoá học mới được biểu diễn bằng phản ứng hoá học . GV cho hs làm bài tập 3/sgk . GV yêu cầu hs quan sát H2.5 ? Trong phản ứng hoá học cái gì bị biến đổi cái gì được bảo toàn . HS : Liên kết thay đổi : Số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn . HS đọc nội dung SGK ? Nếu các điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra HS phát biểu ,bổ sung -> GV lưu ý : Điều kiện 1 bắt buộc phải có điều kiện khác thì tuỳ phản ứng mà cần 1 hoặc đồng thời các điều kiện . I. Định nghĩa + PƯHH là quá trình biến đổi chất này thành chất khác . + cách viết : tên các chất tham gia pu +VD: Lưu huỳnh + sắt -> sắt(II) sun fua : Đường -> Nước + Than II. Diễn biến của phản ứng hoá học: Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác . III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra : PƯHH xảy ra khi có 1 hay những ĐK sau: Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau Cần nhiệt độ . Cần chất xúc tác . IV .Củng cố : + Nêu cách ghi phản ứng hoá học , cho ví dụ minh hoạ . + Nêu diễn biến của phản ứng hoá học . + Nêu những điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra . V. Hướng dẫn : + đọc phần đọc thêm + BTVN : 1,2,3,4 + Xem trước phần III và IV . Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm 200 _______________________________________________ Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 19 Phản ứng hoá học (tiếp) A .Mục tiêu : + HS biết được dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra là có chất mới tại thành . + Rèn kĩ năng viết phản ứng hoá học + Giáo dục ý thức tích cực , tính cản thận trong học tập . B. Chuẩn bị : + GV : Giáo án + HS : tìm hiểu trước nội dung bài . C .Tiến trình bài giảng : I. ổn định tổ chức lớp . II. Kiểm tra bài cũ + Nêu diễn biến của phản ứng hoa học ,cho ví dụ minh hoạ ? + Làm bài tập số 4 /sgk . III. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV yêu cầu HS đọc nội dung IV SGK ? Dựa vào đâu để biết có phản ứng hoá học xảy ra ? HS phát biểu ,bổ sung , từ đó nêu ra các dấu hiệu mới có thể xuất hiện : chất mới có : Trạng thái khác Mầu sắc khác . Toả nhiệt Phát sáng GV đưu ra 1 số ví dụ phân tích chỉ ra dấu hiệu : Vd : Đường nước + than HS đọc đề bài , quan sát hình vẽ ? nêu hiện tượng của phản ứng ? Viết phản ứng hoá học xảy ra 1HS lên bảng làm HS đọc đề bài ,GV gợi ý : Những điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra nhanh . 1 HS lên bảng trình bày các em khác làm nháp ,nhận xét ,bổ sung . IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra . N/X : P}HH xảy ra khi có chất mới xuất hiện với những tính chất khác VD : Trạng thái mầu sắc ,toả nhiệt hay phát sáng V. Luyện tập : Bài 5/51 Hiện tượng : Sủi bọt , có khí thoát ra . Phản ứng : A xítclohiđric + canxicacbonat Canxiclorua + cacbonđioxít + nước Bài 6/51 . làm : - Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và o xi Cung cấp nhiệt độ ban đầu cho phản ứng . b. than + khí oxi khí cacbonđioxít IV . Củng cố : + HS đọc kết luận sau bài học + 1 hs đọc phần “ đọc thêm “ ? Nêu một số phản ứng hoá học trong thực tế . V. Hướng dẫn + Học phần kết luận sau bài + Viết tất cả các phản ứng hoá học được học trong chương I . + Đọc trước bài thực hành 3 . Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm 200 ____________________________________________ Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 20 Bài thực hành 3 Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học A .Mục tiêu : + HS củng cố kiến thức phân biệt hiện tượng vật lý hiện tượng hoá học nhận biết dấu hiệu của phản ứng hoá học . + Rèn kĩ năng thao tác với dụng cụ và hoá chất . + Giáo dục lòng yêu bộ môn ,yêu khoa học . B. Chuẩn bị : + Dụng cụ : 5 bộ ,mỗi bộ gồm : ống nghiệm 5 chiếc ,ống thuỷ tinh hình chữ L ,đèn cồn,giá,đế sứ ,bơm hut . + Hoá chất : KMnO4 , Na2CO3 ,Ca(OH)2 . C .Tiến trình bài giảng : I. ổn định tổ chức lớp . II. Kiểm tra bài cũ ? Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học + Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra ? III. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS đọc cách tiến hành thí nghiệm GV lưu ý cần hơ đều khi đun ống nghiệm ,lấy lượng hoá chất ít . HS tiến hành theo nhóm ,gv đến các nhóm kiểm tra ,giúp đỡ . ? Thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hoá học . HS đọc cách tiến hành ,thực hiện thí nghiệm theo nhóm GV lưu ý : Có dấu hiệu khác thì dừng lại . ? Nêu hiện tượng xảy ra Đại diện 1 nhóm phát biểu các nhóm khác nhận xét bổ sung . HS đọc cách tiến hành ,thực hiện thí nghiệm theo nhóm ? Nêu hiện tượng xảy ra . GV giải thích thêm về kết tủa . I. Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm1: Hoà tan và đun nóng KMnO4 + Tiến hành : sgk + Hiện tượng : - 2 ống có mầu khác nhau + Kết luận : - Phần 1 xảy ra hiện tượng vật lý Phần 2 có hiện tượng hoá học xảy ra thí nghiệm 2 : Thực hiện phản ứng với canxihiđrôxit a. + Tiến hành : sgk + Hiện tượng : ống 1 – không hiện tượng gì xảy ra ống 2 – Nước vôi trong bị vẩn đục . + Kết luận : ống 2 có phản ứng hoá học xảy ra . b. + Tiến hành : sgk Hiện tượng : ống 1 – không hiện tượng gì xảy ra ống 2 – xuất hiện kết tủa trắng . + Kết luận : ống 2 có phản ứng hoá học xảy ra . II. Viết tường trình Các nhóm viết tường trình theo mẫu IV. Củng cố : + Các nhóm hoàn thiện tường trình . + Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học . + Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra . V. Hướng dẫn : + Xem trước bài định luật bảo toàn khối lượng . Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm 200 __________________________________________________ Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 21 định luật bảo toàn khối lượng A .Mục tiêu : + HS nêu được nội dung biết giải thích và vận dụng định luật . + Rèn kĩ năng quan sát ,phân tích + Giáo dục ý thức tích cực học tập , lòng say mê khoa học . B. Chuẩn bị : + Dụng cụ : Bình tam giác , bơm , can điện tử . + Hoá chất : Dung dịch BaCl2 và Na2SO4 C .Tiến trình bài giảng : I. ổn định tổ chức lớp . II. Kiểm tra bài cũ ? Cho ví dụ về hợp chất 2 nguyên tố trong đó có nguyên tố H . ? Viết tên KHHH của các nguyên tố trong bảng 1. III. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo viên giới thiệu dụng cụ và hoá chất Sau đó cùng học sinh tiến hành thí nghiệm ? Đọc kết quả cân trước khi phản ứng xảy ra. GV cho Baryclorua + Natrisunfat ? Nhận xét hiện tượng GV yêu cầu HS đọc kết quả cân sau khi phản ứng xảy ra,so sánh 2 kết quả . Từ kết quả trên rút ra kết luận gì ? HS phát biểu, nhận xét bổ sung GV giới thiệu các TN khác có kết quả tương tự . ? Nêu nội dụng định luật HS phát biểu, nhận xét bổ sung GV yêu cầu HS đọc nội dung giải thích định luật mục 2 SGK ? Giải thích định luật HS: Trong PƯHH chỉ có sự thay đổi LK giữa các Ntử,số lượng và khối lượng của Ntử không đổi nên tổng KL của các chất được bảo toàn . ? Nêu biểu thức của định luật. HS phát
File đính kèm:
- GA hoa8 ky I (chi tiet).doc