Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 3)

 

Nội dung Số tiết

 Lí thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập

Mở đầu 1

Chương 1: Chất.Nguyên tử.Phân tử 10 2 2

Chương 2: Phản ứng hóa học 6 1 1

Chương 3: Mol và tính toán hóa học 8 1

Chương 4: Oxi .Không khí 7 1 1

Chương 5: Hiđro.Nước 8 2 2

Chương 6: Dung dịch 6 1 1

Ôn tập học kì I và cuối năm 3

Kiểm tra

Tổng số : 70 tiết 46 8 7 3

 

doc42 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao nhiêu KHHH? Nêu CTHH ở dạng chung? Lấy VD về CTHH của hợp chất nước, natri clorua, canxicacbonat.
**Chuyển ý: CTHH có ý nghĩa gì ?
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK nêu các ý nghĩa của CTHH.
GV lấy 1 số VD: Từ CTHH của khí Nitơ N2, nước H2O cho HS nêu các ý nghĩa của chúng.
GV cho HS đọc phần lưu ý ở SGK và chỉ cho HS những chỗ sai có thể mắc phải khi viết CTHH.
I. Công thức hoá học của đơn chất
- HS thảo luân trả lời:
* CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH của 1 nguyên tố.
1. Với kim loại: 
* VD: CTHH đơn chất đồng , kẽm,
Là : Cu, Zn,
2.Với phi kim:
* VD: CTHH khí hiđro, nitơ: H2, N2,
* Lưu ý: CTHH đơn chất than, lưu huỳnh : C, S.
II. Công thức hoá học của hợp chất :
- HS thảo luận trả lời:
* CTHH của hợp chất gồm KHHH của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân mỗi KHHH.
VD: CTHH hợp chất nước, canxicacbonat: H2O, CaCO3.
III. Ý nghĩa của CTHH:
- HS thảo luận trả lời.
* Mỗi CTHH chỉ 1 phân tử của chất ( trừ đơn chất kim loại,). Cho biết nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.
- HS nêu phần lưu ý ở SGK.
4. Củng cố: GV hướng dẫn HS làm BT1,2/ SGK.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Hoá trị ( Hoá trị của 1 nguyên tố được xạc định như thế nào? Qui tắc hoá trị. )
- BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4/ SGK.
Ngày soạn: 01/10/2011
Tuần 7
Tiết 13,14. Bài 10: HOÁ TRỊ.
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - HS nắm được hoá trị của nguyên tố ( nhóm nguyên tử ). 
- HS hiểu và vận dụng qui tắc về hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố.
- HS biết cách tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất. Biết cách lập CTHH của hợp chất hai nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
- HS nắm được 1 CTHH đúng hay sai khi biết hoá trị của hai nguyên tố hay nhóm nguyên tử.
2.Kĩ năng: Rèn cách viết hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử.
3.Thái độ: Cẩn thận khi viết hóa trị của các nguyên tố,hóa trị viết bằng số la mã
B. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Cách biểu diễn CTHH của đơn chất và hợp chất. Cho VD.
3. Vào bài mới: Để viết CTHH của chất chúng ta cần nắm được hóa trị của các nguyên tố hóa học.Vậy làm thế nào để xác định được hóa trị của các nguyên tố,mỗi nguyên tố có hóa trị là bao nhiêu ,ta cùng tìm hiểu trong bài mới hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: 
GV yêu cầu HS nêu cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố dựa vào hoá trị của H? Cho VD: HCl, H2O, NH3.
HV yêu cầu HS nêu cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố dựa vào hoá trị của O. Cho VD : Na2O, CaO, CO2.
GV hướng dẫn HS cách xác định hoá trị của 1 nhóm nguyên tử trong các hợp chất : H2SO4, NaOH.
GV cho HS nêu kết luận : Hóa trị là gì? Hoá trị của 1 nguyên tố được xác định như thế nào?
HĐ2: GV cho HS nghiên cứu SGK để so sánh các tích, có thể đặt dấu bằng được không?
AxBy
X . a y . b
NH3
1 . III 3 . I
CO2
1 . IV 2 . II
GV cho HS nêu qui tắc về hoá trị đ/v hợp chất hai nguyên tố. ( GV lưu ý với HS qui tắc này đúng cả khi A hoặc B là nhóm nguyên tử. Lấy VD với: Na2SO4, Ca(OH)2.
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK cách tính hoá trị của 1 nguyên tố. 
GV cho VD: Tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3. Biết Cl có hoá trị I.
HĐ4: GV hướng dẫn HS cách lập CTHH hợp chất tạo bởi hai nguyên tố S (IV) và O (II).
- Viết CT dạng chung: SxOy
- Theo qui tắc hoá trị : x.IV = y.II
- Chuyển thành tỉ lệ: x:y = II: IV = 1: 2.
=> x = 1, y = 2.
 CTHH hợp chất là : SO2 .
GV hướng dẫn HS lập CTHH hợp chất tạo bởi Na (I) và nhóm SO4 (II).
- Nax(SO4)y.
- x.I = y.II
- x:y = II: I = 2: 1
=> x = 2, y = 1
CTHH hợp chất là Na2SO4 .
I. Hoá trị của 1 nguyên tố được xác định bằng cách nào?
1. Cách xác định:
- HS thảo luận thực hiện.
* Cl (I), O (II), N (III), Na (I), Ca (II).
2. Kết luận:
- HS thảo luận trả lời:
* Hoá trị của 1 nguyên tố ( nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( nhóm nguyên tử) được xác định theo hoá trị H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn vị.
II. Qui tắc hoá trị:
1. Qui tắc:
- HS thảo luận thực hiện.
- HS thảo luận trả lời:
*Trong CTHH tích của chỉ số và hoá trị nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia. 
2.Vận dụng:
a. Tính hoá trị của 1 nguyên tố chưa biết:
- HS thảo luận thực hiện.
b. Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị:
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố: - Khi học xong phần I, GV hướng dẫn HS tra cứu bảng 2. Làm BT 2.
- Khi học xong phần vận dụng. GV cho HS làm BT 5,6 tại lớp.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ . Nghiên cứu bài mới: bài luyện tập 2.
- BT về nhà : bài 1, 2, 3 ( tiết 13) và bài 4, 5, 6, 7, 8 ( tiết 14). 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 06/10/2011
Tuần 8
Tiết 15. Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2.
A. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Nắm được cách ghi và ý nghĩa của CTHH, khái niệm hoá trị và qui tắc hoá trị.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố. Biết đúng hay sai cũng như lập được CTHH của hợp chất khi biết hoá trị.
3.Thái độ: cẩn thận và yêu thích môn học
B. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hoá trị của 1 nguyên tố được xác dịnh bằng cách nào.Phát biểu qui tắc hoá trị.
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV cho HS đọc SGK:
- Nêu cách biểu diễn CTHH của đơn chất. VD đơn chất kim loại: đồng , kẽm. Đơn chất phi kim: cacbon, lưu huỳnh, khí oxi.
- Nêu cách biểu diễn CTHH hợp chất. VD hợp chất nước, khí cacbonic?
- Nêu ý nghĩa của CTHH?
HĐ2: GV cho HS trả lời:
- Hoá trị là gì? Phát biểu qui tắc hoá trị.
- Vận dụng: 
a/Tính hoá trị chưa biết:
Cho hoá trị của Al =III,(SO4) = II,tính hoá trị của F và Fe trong các công thức sau:
AlF3, Fe2(SO4)3.
GV hướng dẫn HS giải
b/Lập CTHH hợp chất theo hoá trị:
Lập CTHH của hợp chất gồm Cu và O,Al và (SO4).
Cho hoá trị của Cu = II , O = II , Al = III , (SO4) = II 
GV hướng dẫn HS giải
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm các bài tập 2, 4 tại lớp.
I. Kiến thức cần nhớ:
1.
- HS thảo luận thực hiện:
- CTHH đồng , kẽm: Cu, Zn.
- CTHH Cacbon, lưu huỳnh, khí Oxi là: C, S , O2.
- CTHH nước, khí cacbonic: H2O, CO2
2. Hoá trị: SGK
- HS thảo luận trả lời.
* Vận dụng:
a/ Tính hoá trị chưa biết:
AlF3 
Gọi b là hoá trị của F.Theo QTHT ta có: b = ( 1. III) : 3 = I.Vậy hoá trị của F là I
Fe2(SO4)3 
Gọi a là hoá tri của Fe.Theo QTHT ta có: a = ( 3.II) : 2 = III .Vậy hoá trị của Fe là III
b/ Lập CTHH:
*Gọi CTHH của hợp chất gồm Cu và O là CuxOy .Theo QTHT ta có: 
x:y = II: II = 1: 1 =>x = 1, y= 1.
Vậy CTHH là CuO.
*Gọi CTHH của hợp chất gồm Al và (SO4) là Alx(SO4)y .Theo QTHT ta có: x:y = II:III = 2:3 => x = 2, y = 3. 
Vậy CTHH là Al2(SO4)3.
II. Bài tập:
- HS thảo luận giải BT:
*Bài 2: Theo CTHH , biết được X hoá trị II và Y hoá trị III. CTHH là X3Y2. 
Đáp án ( D ) đúng.
* Bài 4: 
a/ KCl = 74,5
 BaCl2 = 208
 AlCl3 = 133,5
b/ K2SO4 = 174
 BaSO4 = 233 
 Al2(SO4)4 = 342
4. Dặn dò : GV yêu cầu HS ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết. Giải các BT ở SGK đã cho về nhà.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 7/10/2011
Tuần 8
Tiết 16. KIỂM TRA 1 TIẾT
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Kiểm tra,đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức chương I của HS
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện khả năng tư duy cho HS 
-Kiểm tra, đánh giá kĩ năng tính toán,trình bày rõ,khoa học của HS.
3.Thái độ: Tập trung và cẩn thận khi làm bài
B.Chuẩn bị:
 1.GV: Nội dung kiến thức cần kiểm tra được hệ thống bằng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận khoa học,chính xác,phù hợp với năng lực,tri thức của HS.
 2.HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học .Xem lại những bài tập đã giải ở bài tập 2.
C.Tiến hành kiểm tra:
 1.GV ổn định lớp và phát đề cho HS.
 2. Nội dung đề
A.TRẮC NGHIỆM: (4đ)
 Hãy khoanh một trong các chữ cái A,B,C,D trước câu trả lời đúng:( mỗi câu 0,5đ).
 Câu 1: Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt sau:
 A. Electron B. Proton C. Nơtron D. Cả A, B và C.
 Câu 2: Phân tử khối của Al2(SO4)3 là:
 A. 100 đvC B. 200 đvC C. 300 đvC D. 342 đvC.
 Câu 3: Trong công thức FexOy, biết Fe có hoá trị III. Các chỉ số x,y lần lượt là:
 A. x = 1, y = 2 B. x = 2, y = 3 C. x = 2, y = 2 D. x = 3, y = 4.
 Câu 4: Hoá trị của nguyên tố Mg trong công thức của MgO là:
 A. I B. II C. III D. IV.
 Câu 5: Biết nguyên tố Ba có hoá trị II và nhóm nguyên tử (PO4) có hoá trị III. Chọn công thức đúng của hợp chất gồm Ba và (PO4) là:
 A. BaPO4 B. Ba2PO4 C. Ba3PO4 D. Ba3(PO4)2.
 Câu 6: Dãy chất nào sau đây là đơn chất:
 A. H2, O2, NaCl B. N2, H2, CO2 C. Cl2, O2, H2 D. H2O, H2, N2.
 Câu 7: Biết Al có hoá trị III. Công thức của nhôm oxit là:
 A. AlO B. Al2O C. Al2O2 D. Al2O3.
 Câu 8: Dãy chất nào sau đây là hợp chất:
 A. H2O, CO2, H2 B. CO2, NaCl, O2 C. HCl, N2, CaCO3 D. CO2, H2O, NaCl.
B. TỰ LUẬN: ( 6đ )
Câu :1(1đ) Cho biết 1đvC = 1,66.10-24g và O = 16 . Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Oxi là bao nhiêu ?
Câu 2: (1đ) Nguyên tử Y nặng hơn nguyên tử Na là 17đvC.Y là nguyên tố nào?
Câu 3: (2đ) Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất gồm:
 a/ Fe ( III ) và Cl ( I ).
 b/ Ca ( II ) và PO4 ( III ).
Câu 4: (2đ) Hợp chất A có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử Hiđro 51 lần.
 a/ Tính phân tử khối hợp chất A.
 b/ Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu.
ĐÁP ÁN 
I.Trắc nghiệm: (4đ)
Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
d
d
b
b
d
c
d
d
II.Tự luận: (6đ)
Câu 1: (1đ) mO = 1,66.10-24 .16 = 26,56 .10-24 g 
Câu 2: (1đ) Y = 17 + 23 = 40 => Y là Canxi ( Ca )
Câu 3 : (2đ) Lập đúng mỗi CTHH đạt 1đ 
a. FeCl3 b. Ca3(PO4)2
Câu 4: a. (1đ) A = X2O3 = 2.51 = 102
 b. (1đ) X2O3 = 2 .X + 3 . O 
ó 102 = 2 . X + 3 . 16
ó 102 = 2.X + 48
ó 2.X = 102-48 = 54
ó X = 54 : 2 = 27
=> X là nhôm ( Al ) 
3.Dặn dò: GV yêu cầu HS nghiên cứu bài mới :Sự biến đổi chất ( Hiện tượng vật lí là gì? hiện tượng hoá học là gì?) 
---------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGAHOA812.doc