Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 11)

1. Kiến thức:

- HS biết được hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

- Hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta.

 2. Kỹ năng: Biết cách phân biệt và sử dụng các chất hoá học, biết cách làm thí nghiệm, làm quen với các dụng cụ thí nghiêm

 3. Thái độ: HS biết được hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta từ đó có hứng thú, say mê trong học tập

 

doc191 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 11), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Biết được cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
-Ôn lại các công thức tính: số mol, khối lượng mol, khối lượng chất , thể tích và tỉ khối .
-Ôn lại cách lập CTHH dựa vào: hóa trị, thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố.
2.Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng cơ bản về:
-Lập CTHH của hợp chất.
-Tính hóa trị của 1 nguyên tố trong hợp chất.
-Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa m , n và V.
-Biết vận dụng công thức về tỉ khối của các chất khí vào giải các bài toán hóa học.
-Biết làm các bài toán tính theo PTHH và CTHH.
3.Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Hệ thống câu hỏi và dạng bài tập trọng tâm.
HS: Ôn lại kiến thức, kĩ năng theo đề cương ôn tập.
III.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định: (1p)
2.Tiến trình:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15p
Hoạt động 1: Ôn lại 1 số khái niệm cơ bản 
?Nguyên tử là gì
?Nguyên tử có cấu tạo như thế nào 
?Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những hạt nào
?Nguyên tố hóa học là gì
-Yêu cầu HS phân biệt đơn chất, hợp chất và hỗn hợp. 
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
-Nguyên tử gồm: + Hạt nhân ( + )
 + Vỏ tạo bởi các e (- )
-Hạt nhân gồm hạt: Proton và Nơtron.
-Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại có cùng số P trong hạt nhân.
I. Lý thuyết:
14p
Hoạt động 2: Rèn luyện 1 số kĩ năng cơ bản 
Bài tập 1: Lập CTHH của các hợp chất gồm:
Kali và nhóm SO4 
Nhôm và nhóm NO3
Sắt (III) và nhóm OH.
Magie và Clo.
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
Bài tập 2: Tính hóa trị của N, Fe, S, P trong các CTHH sau:
NH3 , Fe2(SO4)3, SO3, P2O5, FeCl2, Fe2O3
Bài tập 3: Trong các công thức sau công thức nào sai, hãy sửa lại công thức sai:
AlCl; SO2 ; NaCl2 ; MgO ; Ca(CO3)2
Bài tập 4: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a. Al + Cl2 4 AlCl3 
b. Fe2O3 + H2 4 Fe + H2O
a. P + O2 4 P2O5 
a. Al(OH)3 4 Al2O3 + H2O
-Trao đổi và làm bài tập 1:
CTHH của hợp chất cần lập là:
a. K2SO4 b. Al(NO3)3
c. Fe(OH)3 d. MgCl2 
Bài tập 2:
Công thức sai
Sửa lại
AlCl
NaCl2
Ca(CO3)2
AlCl3
NaCl
CaCO3
Bài tập 4:
a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3 
b. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
a. 4P + 5O2 2P2O5 
a. 2Al(OH)3 g Al2O3 + 3H2O
II.Bài tập:
14p
Hoạt động 3: Luyện tập giải bài toán tính theo CTHH và PTHH 
Bài tập 5: Hãy tìm CTHH của hợp chất X có thành phần các nguyên tố như sau: 80%Cu và 20%O. 
Bài tập 6:Cho sơ đồ phản ứng 
Fe + HCl 4 FeCl2 + H2 
a.Hãy tính khối lượng Fe và axit phản ứng, biết rằng thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là 3,36l.
b.Tính khối lượng FeCl2 tạo thành.
Bài tập 5: giả sử X là: CuxOy
Ta có tỉ lệ:
Vậy X là CuO.
Bài tập 6:
Fe + 2HCl g FeCl2 + H2 
a. Theo PTHH, ta có:
gmFe = nFe . MFe = 0,15.56=8,4g
gmHCl = nHCl . MHCl =0,3.36,5=10,95g
b.Theo PTHH, ta có: 
g
Hoạt động 4: Dặn dò (1p)
-Ôn tập thi HKI.
-Làm lại bài tập cân bằng phương trình hóa học.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra HKI
V.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 19
Tiết: 36
THI HỌC KÌ I
NS: 25/ 12/ 2010
NG: 28/ 12/ 2010
I.MUC TIÊU:
1.Kiến thức: HS nắm được kiến thức cơ bản có hệ thống 
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng phân tích tổng hợp khái quát hóa kiến thức.
3.Thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc, cẩn thận trong giờ kiểm trả.
II.CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên: Hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ HS
2) Học sinh: Ôn tập tốt kiến thức 
III.PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận
IV.TIẾN TRÌNH:
1) Ổn định lớp 
2) GV phát đề KT
3) HS làm bài GV theo dõi
4) Thu bài, dặn dò.
V.PHỤ LỤC: 
A.MA TRẬN ĐỀ:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương 1: Chất – Nguyên tử - Phân tử
2câu : 0,75đ
3câu : 1,5đ
1câu : 3đ
Chương 2: Phản ứng hóa học
3 câu : 0,75đ
1câu : 1,5đ
Chương 3: Mol và tính toán hóa học
2 câu : 0,5đ
3 câu : 2đ
Tổng
0,75đ
 7,5%
2,75đ
 27,5%
6,5đ
 65%
B.ĐỀ BÀI:
I. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (2,5đ)
Câu 1: Quá trình sau đây đâu là quá trình hoá học?
 a.Than nghiền thành bột than b. Cô cạn nước muối thu được muối ăn
 c. Củi cháy thành than 	 d. Hoá lỏng không khí để tách lấy oxi.
Câu 2:Cho những chất sau chất nào là chất tinh khiết?
 	a.Nước chanh	 b.Nước thu được sau khi chưng cất
 	c.Nước khoáng	 d.Nước mưa
Câu 3:Cho biết A/B=2 và khối lương mol của A là 32.Vậy khối lương mol của B là:
 a.34	 b.64
 	 c.16	 d.30
Câu 4: Biết hoá trị của P là V. Công thức hoá học phù hợp với quy tắc hoá trị là:
a. P4O4
b. P4O10
c.P5O2.
d. P2O5
Câu 5: Số đơn chất có trong các chất N2, CaO, H2O, O3, NaNO3, H2S, Br2, AlCl3, Zn, K2CO3 là:
a. 1 
 b. 3
c. 4
d. 5
Câu 6:Đốt cháy 32 gam kim loại đồng (Cu) trong khí oxi thu được 40 g đồng (II) oxit (CuO). Khối lượng khí oxi tham gia phản ứng là:
a. 8g 
 a Al + b CuSO4 c Al2(SO4)3 + d Cu.
 b. 72g
 c. 12g 
 d. Kết quả khác.
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Hệ số a, b, c, d thích hợp để có phương trình hoá học đúng là:
a. 1, 2, 3, 1
b. 1, 2, 4, 5
 c. 2, 3, 1, 3
 d. 3, 1, 3, 2
Câu 8: Thể tích ở đktc của 0,75 mol khí hiđro là:
a. 18 lít
 b. 1,5 lít
 c. 16,8 lít. 
 d. 9 lít
Câu 9: Một chất khí A có tỉ khối so với khí hiđro là 22. Công thức hoá học của hợp chất đó là:
a. CO2
 b. CO
 c. N2
 d. O2
Câu 10: Thành phần phần trăm của nguyên tố Al có trong hợp chất Al2O3 là:
a. 47,06 %
b. 55,08 %
c. 52,94 %
d. 48,96 %
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống : ( 0,5đ)
 Theo CTHH của khí Metan CH4 ta biết được:
- Những nguyên tố tạo nên chất là..............................
- Tỉ lệ số ................................... mỗi ..............................trong phân tử chất đó là: 1C: 4H
- Phân tử khối của chất đó là: .............................................
III. Hãy nối kí hiệu ở cột B ứng với mỗi diễn đạt ở cột A sao cho hợp lí. (1đ)
 Diễn đạt A
 Kí hiệu B
 Đáp án
A1:4 nguyên tử sắt
 B1: 7H2
 A1 +..
A2:2 nguyên tử nitơ
 B2: 4Fe
 A2 +..
A3:3 phân tử nước
 B3: 2N
 A3 +..
A4:7 phân tử hiđro
 B4: 3H2O
 A4 +..
IV.Tự luận: ( 6đ)
Câu 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ca hoá trị II và nhóm (PO4) hoá trị III. Tính phân tử khối của hợp chất đó.
Câu 2: Nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl) theo sơ đồ sau: Al + HCl --> AlCl3 + H2 
Viết phương trình hóa học?
Tính khối lượng của 0,4 mol HCl và thể tích của 0,2 mol H2 ( ở đktc)
 (Cho: Al = 27; Cl = 35,5; H = 1, C = 12, O = 16, P = 31)
***** Hết *****
C.ĐÁP ÁN:
I. Mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu 1: c; Câu 2:b; Câu 3: b; Câu 4: d; Câu 5: c; 
Câu 6: a; Câu 7: c; Câu 8: c; Câu 9: a; Câu 10: c.
II. Điền đúng hết được 0,5đ
Theo CTHH của khí Metan CH4 ta biết được:
- Những nguyên tố tạo nên chất là cacbon và hiđrô
- Tỉ lệ số nguyên tử mỗi nguyên tố trong phân tử chất đó là: 1C: 4H
- Phân tử khối của chất đó là: 16đvC
III. Mỗi câu nối đúng được 0,25đ
 A1 + B2
 A2 + B3
	 A3 + B4
	 A4 + B1
IV.Tự luận:
Câu 1: - Lập đúng công thức được: 1,5đ
 - Tính đúng phân tử khối được 1,5đ: 365đvC
Câu 2: - Viết được phương trình hóa học được 1,5đ
 2Al + 6 HCl à 2AlCl3 + 3 H2 
 - m = 14,6 g (1đ)
 - V = 4,48 l (0,5đ)
***** Hết *****
VI. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chương 4: OXI- KHÔNG KHÍ
Tuần: 20
Tiết: 37
Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
NS: 02/ 01/ 2011
NG: 06/ 01/ 2011
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:Học sinh biết:
-Ở điều kiện bình thường ( về nhiệt độ và áp suất ) oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
-Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất khác. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng viết phương trình hóa học của oxi với S, P 
-Kĩ năng nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn.
II.CHUẨN BỊ: 
GV:
Hóa chất
Dụng cụ
-5 lọ oxi (100ml)
-Thìa đốt hóa chất
-Bột S và bột P.
-Đèn cồn, diêm.
HS: Đọc trước nội dung bài học
III.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, thí nghiệm
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định: (1p)
2.Kiểm tra bài cũ: ( thông qua)
3.Bài mới:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
3p
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược về nguyên tố oxi 
-Giới thiệu: oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất.
-Theo em trong tự nhiên, oxi có ở đâu ?
à Trong tự nhiên oxi tồn tại ở 2 dạng:
+ Đơn chất 
+ Hợp chất : đường, nước, quặng , đất, đá, cơ thể động thực vật .
-Hãy cho biết kí hiệu, CTHH, nguyên tử khối và phân tử khối của oxi ?
-Trong tự nhiên, oxi có nhiều trong không khí ( đơn chất ) và trong nước ( hợp chất ).
-Kí hiệu hóa học : O.
-CTHH: O2 .
-Nguyên tử khối: 16 đ.v.C.
-Phân tử khối: 32 đ.v.C.
-KHHH: O
-CTHH: O2 
-NTK: 16
-PTK: 32 
10p
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi. 
-Yêu cầu HS quan sát lọ đựng oxi à Nêu nhận xét về trạng thái , màu sắc và mùi vị của oxi ?
-Hãy tính tỉ khối của oxi so với không khí ? à Từ đó cho biết : oxi năng hay nhẹ hơn không khí ?
-Ở 200C 
+ 1 lít nước hòa tan được 31 ml khí O2. 
+ 1 lít nước hòa tan được 700 ml khí amoniac.
Vậy theo em oxi tan nhiều hay tan ít trong nước ?
-giới thiệu: oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt.
? Hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của oxi .
-Quan sát lọ đựng oxi và nhận xét:
Oxi là chất khí không màu, không mùi.
-
à Vậy oxi nặng hơn không khí.
- Oxi tan ít trong nước.
Kết luận:
-Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và tan ít trong nước.
-Oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt.
I. Tính chất vật lí:
-Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước.
-Oxi hóa lỏng ở -1830C

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 giam tai.doc
Giáo án liên quan