Bài giảng Toán 7 - Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Toán 7 - Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY! KHỞI ĐỘNG • Một trạm biến áp và một khu dân cư ở hai bên bờ sông (H.9.14). Trên bờ sông phía khu dân cư, hãy tìm một địa điểm C để dựng một cột điện kéo điện từ cột điện A của trạm biến áp đến cột điện B của khu dân cư sao cho tổng độ dài dây dẫn điện cần sử dụng là ngắn nhất. CHƯƠNG IX. QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG MỘT TAM GIÁC BÀI 33: QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác • Bất đẳng thức tam giác. HĐ 1: Cho hai bộ ba thanh tre nhỏ có độ dài như sau Bộ thứ nhất: 10 cm, 20cm, 25cm Bộ thứ hai: 5cm, 15cm, 25cm Em hãy ghép và cho biết bộ nào ghép được thành một tam giác Bộ thứ nhất là ghép được thành hình tam giác. • Bất đẳng thức tam giác. HĐ 2: Với bộ ba thanh tre ghép lại được thành một tam giác trong HĐ1, em hãy so sánh độ dài cả thanh bất kỳ với tổng độ dài của hai thanh còn lại Giải Có: 20 + 25 = 50 > 10 10 + 20 = 30 > 25 10 + 25 = 35 > 20 Em hiểu thế nào là bất đẳng thức? → Khi số a bé hơn số b, người ta viết a < b và gọi đó là một bất đẳng thức Khi đó ta cũng có thể viết b > a và nói b lớn hơn a. KẾT LUẬN • Định lí: Trong một tam giác, độ dài của một cạnh bất kì luôn nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh còn lại GT 훥 KL AB < AC + BC AC < AB + BC BC < AB + AC CHÚ Ý Nếu ba độ dài a, b, c không thỏa mãn một bất đẳng thức tam giác thì chúng không phải là độ dài ba cạnh của một tam giác. TÍNH CHẤT Trong một tam giác, độ dài của môt cạnh bất kì luôn lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh còn lại. Nhận xét: Nếu kí hiệu a, b, c là độ dài ba cạnh tùy ý của một tam giác thì từ định lí và tính chất vừa nêu ta có: b – c < a < b + c
File đính kèm:
bai_giang_toan_7_bai_33_quan_he_giua_ba_canh_cua_mot_tam_gia.pptx