Bài giảng Tietes 1: Ôn tập đầu năm (tiết 71)
1.1- Kiến thức
- Giúp HS hệ thống lại kiến thức cơ bản lớp 8: phương trình phản ứng (PTPƯ). Lập công thức hoá học (CTHH). Tính chất hoá học của ôxi, hiđrô, nước. Ôn tập lại các công thức tính toán theo CTHH, PTHH, dung dịch (dd).
1.2- Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập về nồng độ dd, tính toán theo CTHH, PTHH.
1.3- Thái độ
- Giáo dục ý thức tự học, tự tìm hiểu và nhớ lại kiến thức cơ bản của Hóa 8.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Fe(r) + 2HCl(dd) ® FeCl2(dd) + H2(k) Zn(r) + H2SO4(dd) ® ZnSO4(dd) + H2(k) 4.3- Giảng bài mới: Vào bài: Các em đã biết tính chất chung của axit. Vậy HCl và H2SO4 loãng có mang đầy đủ tính chất hoá học của axit không? Chúng ta cùng đi nghiên cứu nội dung bài hôm nay. Hoạt động của GV - HS Ghi bảng ? Viết CTHH, tính PTK của axit clohiđric và axit sunfuric. - HS: HCl, PTK = 36.5 - GV: yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/15. ? Thế nào là axit clohiđric. -HS: Dung dịch khí hiđro clorua trong nước. ? Dung dịch HCl đậm đặc là dung dịch như thế nào. -HS: là dd bão hoà hiđro clorua, có nồng độ khoảng 37%. - GV: các em đã biết HCl và H2SO4 loãng mang đầy đủ tính chất hoá học của axit. Hôm nay các em tiến hành các thí nghiệm chứng minh điều đó. + Chia lớp thành 4 nhóm, phát dụng cụ - hoá chất, bảng nhóm. Lưu ý các thao tác thí nghiệm để đảm bảo an toàn. Yêu cầu HS tiến hành lần lượt các thí nghiệm( Nhóm 1,2: dd HCl; Nhóm 3,4: dd H2SO4 loãng), ghi lại hiện tượng và viết PTHH xảy ra. * Các thí nghiệm: .TN1: Tác dụng với quỳ tím .TN2: Tác dụng với Fe (Zn) .TN3: Tác dụng với NaOH(Cu(OH)2) .TN4: Tác dụng với CuO. - HS: Các nhóm nhận dụng cụ - hoá chât, bảng nhóm. Tiến hành thí nghiệm theo nội dung được phân công, quan sát và ghi lại hiện tượng, viết PTHH vào bảng nhóm. - GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm. Uốn nắn và sử kịp thời các thao tác chưa chính xác của HS. + Yêu cầu nhóm 1,2 dán bảng nhóm, đối chiếu kết quả ---> nhận xét, sửa chữa và chốt đáp án chuẩn. lưu ý sửa cách viết CTHH. ? Qua thí nghiệm, rút ra nhận xét chung gì về tính chất hoá học của HCl. - HS: Rút ra nhận xét chung. - GV: Tiếp tục cho HS thu nhận thông tin SGK/15 ? HCl có những ứng dụng gì. -HS: Thu nhận thông tin và nêu một số ứng dụng của HCl. -GV: Cho HS quan sát ống nghiệm đựng H2SO4 đặc kết hợp đọc thông tin SGK/15. ? H2SO4 có những tính chất vật lí gì. -HS: Quan sát, đọc thông tin SGK và nêu tính chất vật lí của H2SO4. ? Trong quá trình sử dụng axit, muốn pha loãng H2SO4 đặc ta làm như thế nào. -HS: Rót từ từ axit vào lọ đựng sẵn nước và quấy đều. - GV: Lưu ý HS không làm ngược lại để đảm bảo an toàn. + Thông báo cho HS: H2SO4 loãng và đặc có một số tính chất hoá học khác nhau. Vậy khác nhau như thế nào + Yêu cầu nhóm 3,4 dán bảng phụ, đối chiếu kết quả. - HS: Nhóm 3,4 dán bảng nhóm, theo dõi đối chiếu. -GV: nhận xét, sửa chữa và chốt đáp án chuẩn. ? Em có nhận xét gì về tính chất hoá học của H2SO4 loãng. -HS: Đưa ra nhận xét. A- Axit clohiđric ( HCl) 1- Tính chất: a- Khái niệm: Dung dịch khí hiđro clorua trong nước gọi là axit clohiđric. b- Tính chất hoá học: Axit clohiđric có những tính chất hoá học của một axit mạnh: - Làm đổi màu qùy tím ® đỏ - Tác dụng với nhiều kim loại ® Muối clorua và giải phóng khí H2 * Ví dụ: Fe(r) + 2HCl(dd) ® FeCl2(dd) + H2(k) - Tác dụng với Bazơ ® Muối clorua và nước * Ví dụ: NaOH(dd) + HCl(dd) ® NaCl(dd) + H2O(l) Cu(OH)(r)+ 2HCl(dd) ® CuCl2(dd)+2H2O(l) - Tác dụng với oxit bazơ ® Muối Clorua và nước *Ví dụ: CuO(r) + 2HCl(dd) ® CuCl2(dd) + H2O(l) - Tác dụng với muối 2- Ứng dụng B- Axit sufuric( H2SO4 ) I. Tính chất vật lí - H2SO4 là chất lỏng sánh, không màu, nặng gần gấp 2 lần nước, không bay hơi. Tan dễ dàng trong nước và tỏa nhiều nhiệt. II. Tính chất hoá học: 1. Axit sufuric loãng có tính chất hoá học của axit: - Làm đổi màu quỳ tím ® đỏ -Tác dụng với nhiều kim loại ®Muối sunfat và giải phóng khí H2: * Ví dụ: Zn(r) + H2SO4(dd) ® MgSO4(dd) + H2(r) -Tác dụng với Bazơ ® Muối sunfat và nước: * Ví dụ: H2SO4(dd)+Cu(OH)2(r)®CuSO4(dd)+H2O(l) -Tác dụng với bazơ ®Muối sunfat và nước: H2SO4(dd) + CuO(r) ® CuSO4(dd)+ H2O(l) - Tác dụng với muối. 4.4- Củng cố: - Cho HS làm bài tập 1/ 19. - Nhận xét ý thức của HS trong giờ học. Thu dọn dụng cụ - hoá chất, vệ sinh dụng cụ và lớp học. 4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau. - Học bài và làm bài tập 5a/19, bài 6/19. - Làm bài tập trong VBT; bài 3.1, 3.2 SBT/5 - Đọc trước nội dung bài “ Một số axit quan trọng ” các phần còn lại. 5- Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: // Ngày giảng: / / Tiết: 7 MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG ( T2 ) 1- Mục tiêu: 1.1- Kiến thức: Học sinh biết được: + H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng: Tính háo nước, tính oxi hoá. Dẫn ra được những PTHH cho những tính chất này + Biết cách nhận biết H2SO4 và các muối sunfat. + Các nguyên liệu, công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp + Những ứng dụng quan trọng của axit này trong sản xuất, đời sống. 1.2- Kĩ năng: - Rèn cho HS kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm. - Kĩ năng viết CTHH, PTHH và kĩ năng nhận biết các chất. 1.3- Thái độ: - Giáo dục cho hS tính cẩn thận, tỉ mỉ nghiêm túc khi làm thí nghiệm. - Ý thức yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học. 2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: + Giáo án + Dụng cụ: giá, kẹp, ống thuỷ tinh, ống nghiệm, đèn cồn. + Hoá chất: H2SO4 đđ, Cu, H2SO4 loãng, các dd: BaCl2, Na2SO4. - HS: + Học bài cũ + Nghiên cứu trước nội dung bài. 3- Phương pháp: - Nêu vấn đề - Hoạt động nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi; Quan sát - Thực hành. 4- Tiến trình giờ dạy: 4.1- Ổn định lớp: 4.2- Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tính chất hoá học của HCl và H2SO4 loãng. Viết PTHH minh hoạ cho từng tính chất( 2 HS lên bảng, mỗi em nêu tính chất của một axit) Đáp án - Làm đổi màu quỳ tím ® đỏ -Tác dụng với nhiều kim loại ®Muối clorua ( muối sunfat) và giải phóng khí H2 -Tác dụng với Bazơ ® Muối clorua(muối sunfat) và nước -Tác dụng với bazơ ®Muối clorua( muối sunfat) và nước - Tác dụng với muối. Bài 6/19: Đáp án PTHH: Fe(r) + 2HCl(dd) ® FeCl2(dd) + H2(k) a) mFe= n.M= 0,15 x 56 = 8,4g b) Theo PTHH: nHCl= 2nH2 = 2 x 0,15 = 0,3mol Vì Fe dư nên HCl phản ứng hết 4.3- Giảng bài mới: Vào bài: Các em đã biết H2SO4 loãng có những tính chất hoá học của axit. Vậy H2SO4 đặc có những tính chất hoá học gì riêng? H2SO4 có những ứng dụng gì, được sản xuất như thế nào? Muốn nhận biết H2SO4 và muối sunfat ta làm như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta cùng đi nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của GV - HS Ghi bảng -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/16. ? H2SO4 đặc có tính chất hoá học gì riêng. -HS: + Tác dụng với kim loại nhưng không giải phóng khí H2 + Tính háo nước. ? Nêu cách tiến hành thí nghiệm tác dụng với kim loại. - HS: nêu cách tiến hành thí nghiệm. -GV: Phát dụng cụ - hoá chất cho các nhóm, lưu ý HS đảm bảo an toàn khi dùng H2SO4 đặc. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm. ? Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra -HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát và nêu hiện tượng: + Ống 1: Không có hiện tượng gì. + Ống 2: Cu bị hoà tan tạo thành dung dịch màu xanh lam và có khí mùi hắc bay ra. ? Qua thí nghiệm, các em có nhận xét gì về tính chất của H2SO4 đặc so với H2SO4 loãng. -HS: H2SO4 loãng không tác dụng với Cu, còn H2SO4 đặc tác dụng với Cu nhưng không giải phóng khí H2. - GV: sản phẩm là dd CuSO4 có màu xanh lam và khí có mùi hắc là SO2, ngoài ra còn có H2O. ? Viết PTHH của phản ứng. - HS: Lên bảng viết PTHH. -GV: Ngoài Cu, H2SO4 đặc còn tác dụng với nhiều kim loại khác nhưng không giải phóng khí H2. ? Nêu cách tiến hành thí nghiệm 2. -HS: Thu nhận thông tin và nêu cách tiến hành thí nghiệm. -GV: Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS theo dõi và quan sát ? Nhận xét hiện tượng xảy ra. -HS: Đường màu trắng chuyển dần thành khối màu đen xốp - GV: Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/17 ? Giải thích tại sao có hiện tượng đó -HS: Dựa vào thông tin SGK/17 để giải thích. -GV: Nhận xét và viết PTHH. -GV: Treo tranh vẽ “ Sơ đồ về một số ứng dụng của axit sunfuric ”. ? Cho biết một số ứng dụng của H2SO4 trong đời sống và sản xuất. -HS: Quan sát tranh vẽ và nêu được một số ứng dụng của H2SO4 . -GV: Bổ sung và giải thích một số ứng dụng. - GV: yêu cầu HS nhớ lại tính chất hoá học của oxit axit. ? Theo em, để sản xuất được axit ta có thể đi từ nguyên liệu nào. -HS: Oxit axit và nước. ? Để sản xuất được H2SO4 ta có thể đi từ oxit axit nào. -HS: SO2 ? Muốn có SO2 ta đi từ nguyên liệu nào. -HS: Đốt S trong không khí hoặc quặng pirit. -GV: Vậy nguyên liệu để sản xuất H2SO4 là S hoặc quặng pirit, không khí và nước. ? Phương pháp sản xuất H2SO4 - HS: Phương pháp tiếp xúc. ? Để sản xuất được H2SO4 phải trải qua những giai đoạn nào. -HS: 3 giai đoạn: + Sản xuất SO2 4 FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 + Sản xuất SO3 + Sản xuất H2SO4 ? Viết PTHH tương ứng với từng giai đoạn. -HS: Lên bảng viết PTHH. -GV: Nhận xét, sửa chữa và đặt vấn đề: Vậy để nhận biết H2SO4 và muối sunfat ta làm như thế nào. + yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/18. ? Nêu cách tiến hành thí nghiệm. -HS: Thu nhận thông tin SGK và nêu cách tiến hành thí nghiệm. - GV: yêu cầu 2 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm cho cả lớp quan sát ? Nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. - HS: lên tiến hành thí nghiệm, các HS khác quan sát và nêu được hiện tượng xảy ra: Xuất hiện kết tủa trắng. -GV: Viết PTHH của phản ứng và yêu cầu HS quan sát PTHH. ? Nguyên nhân nào làm xuất hiện kết tủa trắng. - HS: gốc(=SO4) kết hợp với nguyên tố Ba trong phân tử BaCl2 để tạo ra BaSO4(r). ? Vậy theo em, để nhận biết H2SO4 và muối sunfat ta làm như thế nào. -HS: Cho tác dụng với muối bari hoặc Ba(OH)2. ? Vậy để phân biệt H2SO4 với muối sunfat ta làm như thế nào. -HS: Dùng một số kim loại như: Mg, Zn, Al, Fe, quỳ tím. -GV: gọi HS đọc kết luận SGK/18. 2- Axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng. a-Tác dụng với kim loại: - Thí nghiệm: SGK/16. - Hiện tượng: + Ống 1: Không có hiện tượng gì. + Ống 2: Cu bị hoà tan tạo thành dung dịch màu xanh lam và có khí mùi hắc bay ra. PTHH: Cu(r)+2H2SO4đ.n® CuSO4(dd)+2H2O(l)+ SO2(k) => H2SO4 đặc còn tác dụng với nhiều kim loại khác tạo thành muối sufat, không giải phóng khí H2. b. Tính háo nước: - Thí nghiệm: SGK/16 - Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển dần thành khối màu đen xốp. Phản ứng toả rất nhiều nhiệt. - Nhận xét: SGK/17. C12H22O11 11H2O + 12C III. Ứng dụng: SGK/17 IV- Sản xuất axit sunfuric: - Nguyên liệu: S (hoặc quặng pirit), khôn
File đính kèm:
- G.Án hoá 9 (t1-12)nam 09 -10.doc