Bài giảng Tiết 9: Thực hành : Tính chất hoá học của oxit và axit (tiếp theo)
1.Kiến thức : Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit và axit.
2.Kỹ năng : Tiếp tục rèn luyện kỉ năng về thực hành hoá học, giải các bài tập thực hành hoá học.
3.Thái độ :Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học.
nghiệm đựng dd NaOH. ?Qua quan sát, em hãy nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH? ?Vậy, em có kết luận gì về phản ứng giữa muối với bazơ? -GV cho HS biết nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KClO3, CaCO3 ®GV gọi HS lên bảng viết PT phản ứng phân huỷ 2 muối trên. HĐ1: Tính chất hoá học của muối: -HS làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát. -HS đại diện nhóm nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH: Cu(r)+2AgNO3(dd) ® Cu(NO3)2(dd)+2Ag(r) -HS: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. -HS làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát. -HS nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH: BaCl2(dd)+H2SO4(dd)® BaSO4(r)+2HCl(dd) -HS: Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới. -HS làm TN theo nhóm và quan sát. -HS nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH: AgNO3(dd)+NaCl(dd)® AgCl(r)+NaNO3(dd) -HS:Hai dd muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. -HS làm TN theo nhóm và quan sát. -HS nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH. CuSO4(dd)+2NaOH(dd) ® Cu(OH)2(r)+Na2SO4(dd) -HS:Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới. -HS lắng nghe. -HS lên bảng viết PTHH. 2KClO3 ® 2KCl +3O2 CaCO3 ® CaO+CO2 I-Tính chất hoá học của muối: 1-Muôi tác dụng với kim loại: Cu(r)+2AgNO3(dd)® Cu(NO3)2(dd)+2Ag(r) Vậy: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại. 2-Muối tác dụng với axit: BaCl2(dd)+H2SO4(dd)® BaSO4(r)+2HCl(dd) Vậy: Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới. 3-Muối tác dụng với muối: AgNO3(dd)+NaCl(dd)® AgCl(r)+NaNO3(dd) Vậy: Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. 4-Muối tác dụng với bazơ: CuSO4(dd)+2NaOH(dd)® Cu(OH)2(r)+Na2SO4(dd) Vậy: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới. 5-Phản ứng phân huỷ muối: 2KClO3 ® 2KCl + 3O2 CaCO3 ® CaO + CO2 HĐ2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch: -GV cho HS nhận xét về các phản ứng hóa học của muối với axit, với kiềm và muối với muối. -GV cho HS biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng trao đổi. ?Vậy phản ứng trao đổi là gì? ?Từ những phản ứng hoá học trên của muối, em hãy cho biết điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi? HĐ2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch: -HS thảo luận nhóm rồi nêu nhận xét: Các phản ứng trên đều có sự trao đổi nhau những thành phần cấu tạo của chúng để rạo ra những hợp chất mới. -HS lắng nghe. -HS: Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. -HS: Phản ứng trao đổi trong dd chỉ xảy ra khi sản phẩm tạo thành có xuất hiện chất kết tủa hoặc chất khí. II-Phản ứng trao đổi trong dung dịch: 1-Nhận xét các phản ứng hoá học của muối: 2-Phản ứng trao đổi:Là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. 3-Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành các chất không tan hoặc chất khí. HĐ3: - Củng cố:( 8’) Cho HS làm các bài tập sau: -Hoàn thành các PTHH sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng trao đổi. a/ BaCl2 + Na2SO4® b/ CuSO4 + NaOH® c/ Al + AgNO3® d/ Na2CO3 + H2SO4® - a/ Hãy viết các PT phản ứng thực hiện những chuyển đổi hoá học sau: Zn®ZnSO4®ZnCl2®Zn(NO3)2®Zn(OH)2®ZnO. b/ Phân loại các phản ứng. HS lần lượt trả lời câu hỏi và lên bảng làm bài tập hoặc có thể làm việc theo nhóm . 4-Dặn dò : ( 2’) -Về nhà học bài, giải các bài tập: 1,2,3,4,5-HS khá , giỏi giải thêm bài tập 6, trang 33 SGK. ®GV hướng dẫn sơ lược cho HS giải. -Tìm hiểu một số muối quan trọng để giờ sau học. VI/.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 3-10-2006 Tiết 15 Bài 10 : MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG I/.MỤC TIÊU: Giúp cho HS biết: -Tính chất vật lí, tính chất hoá học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3. -Trạng thái tự nhiên, cách khai thác muối NaCl. -Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua và kali nitrat. -Tiếp tục rèn luyện cách viết PTHH và kĩ năng làm bài tập định tính. II/.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: -Lọ TT đựng KNO3, tranh vẽ H23 SGK, -Sơ đồ ứng dụng của muối natri clorua, bảng phụ. 2.Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, tìm hiểu trước bài mớí, bảng phụ. III/.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ( 8’) Cho HS trả lời các câu hỏi sau: Bài 1: -Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dd muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dd có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH. Bài 2: -Cho những dd muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không: Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3 Pb(NO3)2 BaCl2 Viết PTHH ở ô có dấu (x). Dự kiến: Bài 1: Dùng dung dịch NaOH – kết tủa xanh -> CuSO4, Kết tủa đen -> AgNO3 , còn lại NaCl Bài 2: Pb(NO3)2 + Na2CO3 -> PbCO3 + 2NaNO3 Pb(NO3)2 + 2KCl -> PbCl2 + 2KNO3 Pb(NO3)2 + Na2SO4 -> 2NaNO3 + PbSO4 BaCl2 + Na2CO3 -> BaCO3 + 2NaCl BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaCl 3-Bài mới: *Giới thiệu bài (1’) Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu tính chất hoá học của muối. Hômnay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số muối tiêu biểu có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế cuộc sống và trong kỹ thuật. Vậy,đó là những muối nào? Để biết được, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học này. Tg Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 15’ HĐ1: Muối natri clorua (NaCl) -GV gọi HS đọc phần 1 SGK. ?Trong tự nhiên, các em thấy muối ăn có ở đâu? ®GV cho HS biết: Trong 1m3 nước biển có hoà tan chừng 27 kg muối natri clorua, 5 kg muối magiê clorua, 1 kg muối canxi sunfat và một số muối khác. -GV đưa ra tranh vẽ ruộng muối cho HS quan sát. ?Em hãy trình bày cách khai thác muối ăn từ nước biển? ?Muốn khai thác muối ăn từ những mỏ muối có trong lòng đất, người ta làm như thế nào? -GV cho HS quan sát sơ đồ về ứng dụng của muối ăn. ?Qua quan sát sơ đồ, em hãy cho biết những ứng dụng quan trọng của NaCl? -GV gọi một HS nêu những ứng dụng của các sản phẩm sản xuất được từ NaCl như: NaOH, Cl2. HĐ1: Muối natri clorua (NaCl) -HS đọc phần 1 SGK. -HS:Có trong nước biển, trong lòng đất. -HS lắng nghe. -HS quan sát tranh vẽ. -HS nêu cách khai thác muối ăn từ nước biển. -HS mô tả cách khai thác -HS quan sát sơ đồ. -HS thảo luận nhóm rồi nêu lên các ứng dụng của NaCl từ sơ đồ. -HS nêu những ứng dụng của các sản phẩm sản xuất từ NaCl. I-Muối natri clorua (NaCl) 1-Trạng thái tự nhiên. Trong tự nhiên, muối ăn có trong nước biển, trong lòng đất (mỏ muối) 2-Cách khai thác: -Từ nước biển:Cho nước biển bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh. -Từ mỏ muối:Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. 3-Ứng dụng: -Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. -Dùng để sản xuất: Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 8’ HĐ2: Muối kali nitrat (KNO3): -GV giới thiệu: Muối kali nitrat (còn gọi là diêm tiêu) là chất rắn màu trắng. -GV cho HS quan sát lọ đựng KNO3. -GV giới thiệu các tính chất của KNO3. -GV giới thiệu cho HS biết những ứng dụng quan trọng của muối KNO3. HĐ2: Muối kali nitrat (KNO3): -HS lắng nghe. -HS quan sát lọ đựng KNO3. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. II-Muối kali nitrat (KNO3): 1-Tính chất:Muối kali nitrat tan nhiều trong nước, bị phân huỷ ở nhiệt độ cao tạo thành KNO3 có tính chất oxi hoá mạnh. 2KNO3(r)®2KNO2(r)+ O2(k) 2-Ứng dụng: -Chế tạo thuốc nổ đen. -Làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng. -Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp. HĐ3 - Củng cố:( 10’) GV cho HS trả lời các câu hỏi sau: -Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên: a/ Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? b/ Không độc nhưng cũng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó? c/ Không tan trong nước, nhưng bị phân huỷ ở nhiệt độ cao? d/ Rất ít tan trong nước và khó bịphân huỷ ở nhiệt độ cao? -Trong phòng TN có thể dùng những muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân huỷ. a/ Viết các PTHH đối với mỗi chất. b/ Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích khí oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được? c/ Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở đktc. HS lần lượt trả lời câu hỏi và lên bảng làm bài tập hoặc có thể làm việc theo nhóm . 4-Dặn dò : ( 2’) -Về nhà học bài, giải các bài tập: 1,2,3,4,5 trang 36 SGK. ®GV hướng dẫn sơ lược các bài tập cho HS về nhà giải. -Về nhà đọc phần em có biết và tìm hiểu đặc điểm một số loại phân bón hoá học thường dùng để hôm sau học. VI/.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .. Ngày soạn: 5-10-2006 Tiết 16 Bài 11: PHÂN BÓN HOÁ HỌC I/.MỤC TIÊU: GV giúp cho HS biết: -Phân bón hoá học là gì? Vai trò của các nguyên tố đối với cây trồng. -Biết công thức hoá học của một số loại phân bón hoá học t
File đính kèm:
- Hoa9 Tiet 9 den 17.doc