Bài giảng Tiết 9: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (tiếp theo)

. Kiến thức:

- Củng cố được tính chất vật lý , cấu trúc phân tử trạng thái tự nhiên của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

- Hiểu các phản ứng hoá học đặc trưng của tinh bột và xellulozơ, phương pháp sản xuất và ứng dụng

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 9: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tiết 9: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố được tính chất vật lý , cấu trúc phân tử trạng thái tự nhiên của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- Hiểu các phản ứng hoá học đặc trưng của tinh bột và xellulozơ, phương pháp sản xuất và ứng dụng 
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy khoa học, từ cấu tạo của các hợp chất hữu cơ phức tạp ( dự đoán tính chất hoá học của chúng). Quan sát phân tích các kết quả thí nghiệm. Nhận biết tinh bột , viết phương trình hoá học.
- Giải các bài tập về saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ 
3. Thái độ : Ý thức bảo vệ MT, trồng và bảo vệ rừng, tác hại của việc chế biến giấy 
II. Chuẩn bị
- Máy chiếu, sưu tầm hình ảnh về tệ nạn chặt phá rừng
- Dụng cụ: ống nghiệm , dao, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: Tinh bột, dung dịch iốt.
- Các tranh ảnh có liên quan đến bài học: tệ nạn chặt phá rừng
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 7 phút
Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của Saccarozơ
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: 8 phút
Gv: Hãy đọc SGK và cho biết tính chất hóa học của tinh bột, viết phương trình hóa học minh họa.
Hs: Đọc sgk tổng hợp so sánh rút ra kết luận và viết phương trình
Gv: Phân tích bổ xung.
GV: Biểu diện thí nghiệm 
Cho dd iốt vào dd hồ tinh bột yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: 8 phút
Gv: Hs đọc và so sánh cấu tạo của tinh bột, xenlulozơ ? từ đó so sánh TCHH của hai chất này?
Hs: Đọc sgk tổng hợp, phân tích hình cấu tạo, so sánh rút ra kết luận: Đều có phản ứng thủy phân riêng xellulozơ có phản ứng este hóa do có 3 nhóm -OH tự do
Hoạt động 3: 12 phút
GV: Hãy nêu ứng dụng và phương pháp sản xuất saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
GV Tích hợp giáo dục môi trường: Cây xanh là nguồn duy nhất hiện nay tổng hợp nên tinh bột và xellulozơ, nguồn điều hòa lượng CO2 và oxi. Vậy làm thế nào để bảo vệ môi trường? Cho HS quan sát hình ảnh rừng đang bị tàn phá
HS: Chống đốt phá rừng, trồng và bảo vệ rừng
GV: Theo em các nhà máy chế biến giấy, chế biến sợi, CN nhuộm có gây ô nhiễm môi trường không? 
HS trả lời
GV: Bổ xung: Chất thải chứa NaOH gây ô nhiễm MT đất, nước vì vậy cần phải xứ lý nước thải trước khi thải vào môi trường
I. Tính chất vật lí và tttn
II. Cấu trúc phân tử
III. Tính chất hoá học
A.Saccarozơ
1. Phản ứng thuỷ phân:
 a. Thuỷ phân nhờ xúc tác axit: 
 b. Thuỷ phân nhờ enzim:.
2.. Phản ứng của ancol đa chức:
B. Tinh bột 
1. Phản ứng thuỷ phân:
 a. Thuỷ phân nhờ xúc tác axit:
(C6H10O5)n + nH2O –H+,to→ nC6H12O6 
 b. Thuỷ phân nhờ enzim:
 Tinh bột enzim→ Glucozơ.
2. Phản ứng màu với iốt:
- Cho dd iốt vào dd hồ tinh bột → dd màu xanh lam.
C. Xenlulozơ
1. Phản ứng thuỷ phân:
 a. Thuỷ phân nhờ xúc tác axit:
(C6H10O5)n + nH2O –H+,to→ nC6H12O6 
 b. Thuỷ phân nhờ enzim
 SGK
2. Phản ứng este hoá: HNO3(xúc tác, H2SO4 đ, t0 )
 (SGK)
IV. Ứng dụng và sản xuất: sgk
Saccarozơ 
Tinh bột
Xenlulozơ
3. Củng cố, luyện tập: 8 phút Giáo viên lưu ý: Học sinh cần nắm vững cấu trúc phân tử và tính chất hóa học đặc trưng của từng loại hợp chât, Vận dụng làm bài tập 3, 5 SGK
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:1 phút Bài tập: 4- 6(sgk), ôn tập toàn bộ kiến thức của chương I, II chuẩn bị luyện tập, kiểm tra 1 tiết 
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tiết 10:	LUYỆN TẬP
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ CACBOHIĐRAT TIÊU BIỂU.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết đặc điểm cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohiđrat tiêu biểu
Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của các hợp chất cacbohiđrat tiêu biểu.
Hiểu mối liên hệ giữa các hợp chất cacbohiđrat trên
2. Kĩ năng:
Lập bảng tổng kết chương.Giải các bài toán về các hợp chất cacbohiđrat.
3. Thái độ:
Có thái yêu thích khi học tập bộ môn, say mê khoa học 
II. Chuẩn bị:
HS làm bảng tổng kết về chương cacbohiđrat theo mẫu thống nhất
HS chuẩn bị các bài tập SGK và SBT
GV chuẩn bị bảng tổng kết theo SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài mới
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: 10 phút
GV: Chuẩn bị bảng ôn tập lí thuyết theo SGK.Gọi 3 hs lên bảng
HS thứ 1: Viết công thức phân tử của monosaccarit và nêu những đặc điểm của hợp chất này.
HS thứ 2: Viết công thức phân tử của đisaccarit và nêu những đặc điểm của hợp chất này.
HS thứ 3: Viết công thức phân tử của poli saccarit và nêu những đặc điểm của hợp chất này.
GV: Sửa chữa cấu trúc phân tử của học sinh, ghi vào bảng tổng kết và nêu những đặc điểm về cấu trúc phân tử học sinh cần lưu ý.
GV: Qua đó các em có kết luận gì về cấu trúc của các cacbohiđrat?
HS: Lên bảng trình bày câu trả lời 
Hoạt động 2: 10 phút
GV: Cho HS hệ thống câu hỏi 
- Em hãy cho biết những hợp chất cacbohiđrat nào tác dụng được với dd AgNO3/ NH3 , tại sao?
 -Em hãy cho biết những hợp chất cacbohiđrat nào tác dụng được với CH3OH/HCl, tại sao?
 -Em hãy cho biết những hợp chất cacbohiđrat nào có tính chất của ancol đa chức. Phản ứng nào đặc trưng nhất?
-Em hãy cho biết những hợp chất cacbohiđrat nào thuỷ phân trong môi trường H+ ?
-Em hãy cho biết những hợp chất cac bohiđrat nào có phản ứng màu với I2 ?
- Qua đó em có kết luận gì về tính chất của các cacbohiđrat?
HS: Trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: 15 phút GV: Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập SGK và SBT GV: Cho bài tập bổ sung: Đi từ các hợp chất cacbohiđrat tiêu biểu glucozo, fuctozo, mantozo, saccarozơ, xenlulozo và tinh bột hãy nêu sơ đồ tổng hợp ra etanol.
HS: Giải các bài tập SGK và SBT
GV: sử dụng bài tập 2.7, 2.34 trong SBT yêu cầu học sinh giải bài tập này
A. LÍ THUYẾT CẦN NHỚ:
Bảng tổng kết: SGK
Kết luận:
 - Các hợp chất cacbohiđrat đều có cấu trúc phân tử mạch vòng, nguyên nhân do sự kết hợp của nhóm –OH với nhóm – C =O của chức anđehit hoặc xeton .
 - Glucozo, fructozo, mantozo có chứa nhóm –OH hemiaxetal, hoặc nhóm –OH hemixetal.
Kết luận
- Glucozo, fuctozo, mantozo còn nhóm –OH hemiaxetal, hoặc nhóm –OH hemixetal khi mở vòng tạo ra chức anđehit, do đó:
. Có phản ứng với dd AgNO3/ NH3
. Có phản ứng với H2
. Có phản ứng với CH3OH/HCl tạo este.
- Glucozo, fuctozo, mantozo, saccarozơ, xenlulozo có phản ứng hoà tan kết tủa Cu(OH)2 do có nhiều nhóm –OH ở vị trí liền kề nhau.
- Các đisaccarit, polisaccarit:
mantozo, saccarozơ, xenlulozo, tinh bột đều bị thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra sản phẩm cuối cùng là glucozo. 
-Tinh bột tác dụng với dung dịch I2 cho màu xanh lam
B. BÀI TẬP :
Bài 1:
ĐA: A
Bài 2:
ĐA: B
Bài 3:
Dùng dung dịch Cu(OH)2
Dùng dung dịch Cu(OH)2 và dung dịch H2SO4
Dùng dung dịch I2 và dung dịch
AgNO3/NH3
Bài 2.7/ SBT Hóa
Đáp án: C. 32,4 g
Bài 2.34/SBT Hóa
Đáp án: A 
3. Củng cố, luyện tập: 7phút 
Giải đáp các thắc mắc của học sinh, Muốn làm được các bài tập hóa học phải nắm vững các tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ, viết chính xác PTHH xảy ra
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2 phút
- Các em về nhà hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và SBT
 - Các em hoàn thành bảng tổng kết để dùng làm dụng cụ học tập.
CHUYÊN MÔN DUYỆT
 Ngày ..../ ..../ 2010

File đính kèm:

  • docTiet910.doc
Giáo án liên quan