Bài giảng Tiết: 9 - Bài 8 : Xenlulozơ
. Kiến thức
- Biết cấu trúc phân tử của xenlulozơ.
- Hiểu tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ.
2. Kĩ năng
- Phân tích và nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozơ.
- Quan sát, phân tích các hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH.
- Giải các bài tập về xenlulozơ.
3.Trọng tâm: Cấu tạo và tính chất hh của xenlulozơ ?
Tiết:9 Ngày soạn:.. Bài 8 :Xenlulozơ I. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức - Biết cấu trúc phân tử của xenlulozơ. - Hiểu tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ. 2. Kĩ năng - Phân tích và nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozơ. - Quan sát, phân tích các hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH. - Giải các bài tập về xenlulozơ. 3.Trọng tâm: Cấu tạo và tính chất hh của xenlulozơ ? II. Chuẩn bị - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, diêm, ống nhỏ giọt. - Hoá chất: xenlulozơ, các dung dịch AgNO3, NH3, NaOH H2SO4, HNO3. - Các tranh ảnh có liên quan đến bài học. III. tiến trình lên lớp: 1. OÅn ủũnh lụựp 2.Baứi cuừ: Caỏu taùo vaứ tớnh chaỏt cuỷa tinh boọt? 3.Baứi mụựi Hoạt động của thầy và trũ Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 * HS quan sát mẫu xenlulozơ (bông thấm nước), tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của xenlulozơ. Hoạt động 2 * HS nghiên cứu SGK cho biết: - Cấu trúc của phân tử xenlulozơ. - Những đặc điểm chính về cấu tạo phân tử của xenlulozơ. So sánh với cấu tạo của phân tử tinh bột. Hoạt động 3 * GV biểu diễn thí nghiệm phản ứng thuỷ phân xenlulozơ theo các bước: - Cho bông nõn vào dung dịch H2SO4 70%. - Trung hoà dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10 %. - Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ. * HS quan sát, giải thích và viết PTHH. * GV liên hệ các hiện tượng thực tế, ví dụ: trâu bò nhai lại... Hoạt động 4 * GV biểu diễn thí nghiệm phản ứng este hoá xenlulozơ theo trình tự sau: - Cho vào ống nghiệm lần lượt: + 4 ml dung dịch HNO3 đặc + 8 ml dung dịch H2SO4 đặc, để nguội. + 1 nhúm bông + Lấy sản phẩm ra ép khô. * HS nhận xét màu sắc của sản phẩm thu được. Nêu hiện tượng khi đốt cháy sản phẩm. Viết PTHH. * HS nghiên cứu SGK cho biết sản phẩm phản ứng khi cho xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic. Hoạt động 5 * HS liên hệ kiến thức thực tế và tìm hiểu SGK cho biết các ứng dụng của xenlulozơ. * GV : Xenlulozơ có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, để tạo ra nguồn nguyên liệu quý giá này, chúng ta phải tích cực trồng cây phủ xanh mặt đất. I. Tính chất vật lí. Trạng thái thiên nhiên sgk II. Cấu trúc phân tử Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích b(1,4)glucozit, có công thức (C6H10O5)n, mạch kéo dài không phân nhánh. Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm -OH tự do, nên có thể viết công thức của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n III. Tính chất hoá học Xenlulozơ là polisaccarit và mỗi mắt xích có 3 nhóm -OH tự do nên xenlulozơ có phản ứng thuỷ phân và phản ứng của ancol đa chức. 1. Phản ứng của polisaccarit a) Mô tả thí nghiệm sgk b) Giải thích sgk (C6H10O5)n+ nH2O nC6H12O6 2. Phản ứng của ancol đa chức a) Phản ứng với nước Svayde Xenlulozơ phản ứng với nước Svayde cho dung dịch phức đồng xenlulozơ dùng để sản xuất tơ đồng-amoniăc. b) Phản ứng este hoá * [C6H7O2(OH)3]n+3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n+ 3nH2O. *[C6H7O2(OH)3]n+2n(CH3CO)2O [C6H7O2(OCOCH3)2(OH)]n+ 2n CH3COOH *[C6H7O2(OH)3]n+3n(CH3CO)2O [C6H7O2(OCOCH3)3]n+ 3n CH3COOH IV. ứng dụng (sgk) 4 Củng cố So sánh đặc điểm cấu trúc phân tử của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 5. Dặn dò. HS làm bài tập 3,4, 5 SGK
File đính kèm:
- tiet 9.doc