Bài giảng Tiết : 9 - Bài 6 : Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (tiếp)

MỤC TIÊU

 1, Về kiến thức :

 - Biết được:

+ Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, (trạng thái, màu, độ tan)

 xenlulozơ.

+ Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thuỷ phân), tính

 chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit

 HNO3), ứng dụng

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 9 - Bài 6 : Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
15/09/2010
12A
12B
Tiết : 9 
Bài 6 : SACCAROZƠ, TINH BỘT
VÀ XENLULOZƠ
(Tiếp)
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : 
 - Biết được:
+ Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, (trạng thái, màu, độ tan) 
 xenlulozơ.
+ Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thuỷ phân), tính
 chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit 
 HNO3), ứng dụng .
 - HS hiểu : 
 + Thành phần c.tạo, t/c của tinh bột và xenlulozơ để sử dụng, bảo quản hợp lí.
 + Vấn đề chống ô nhiễm m.trường trong sx đường, sx giấy, sx rượu bia 
 + Quá trình quang hợp của cây xanh : Hút CO2 và H2O tạo thành tinh bột góp phần
 đảm bảo cân bằng môi trường.
 2, Về kĩ năng : 
 - Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.
 - Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học.
 - Phân biệt các dung dịch : saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.
 - Tinh khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất theo hiệu suất.
 - Bảo quản ngũ cốc hợp lí, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng bảo quản đồ 
 dùng bằng tre gỗ. Biết trồng chăm sóc cây xanh, sử dụng cây xanh hợp lí.
 3, Về thái độ : Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường, ý thức trồng và bảo vệ
 cây xanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Hệ thống câu hỏi và bài tập 
 + Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, ống nhỏ giọt.
 + Hoá chất: Tinh bột, xenlulozơ, dd I2 
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : - Hãy trình bày CTPT của saccarozơ và t.chất hoá học của nó ?
 - Làm bài tập 6 SGK (34)
 2, Dạy nội dung bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tính chất hoá
 học của tinh bột
GV : Cho HS ng/c SGK và cho biết : 
- Đ.kiện của pu thuỷ phân t.bột ?
- Viết ptpu ?
HS : Trả lời và viết ptpu
GV : K.luận và t.báo : Thực ra t.bột bị t.phân từng bước qua các g.đoạn trung gian là đetrin [C6H10O5]n, mantozơ.
GV : Biểu diễn:
- TN giữa dd I2 và dd tinh bột ở nhiệt độ thường, đun nóng và để nguội.
- TN giữa dd I2 cho lên mặt cắt của củ khoai lang. 
HS : Q.sát, nêu hiện tượng, ng/c SGK nêu ng.nhân của h.tượng.
GV : K.luận g.thích và nhấn mạnh đây là phản ứng đặc trưng để nhận ra tinh bột.
Hoạt động 2 : Ứng dụng
GV : Y/c HS ng/c SGK và t.tế c.sống :
- Nêu ứng dụng của tinh bột ? 
HS : Ng/c và trả lời
GV : K.luận và thông báo : Trong cơ thể người t,bột bị t.phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozơ được h.thụ t.tiếp qua t.ruột vào máu đi nuôi c.thể, phần còn dư chuyển về gan và được t.hợp lại nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể
Hoạt động 3 : Tính chất vật lí, trạng
 thái tự nhiên của xenlulozơ
GV : Cho HS q.sát mẫu xenlulozơ (bông thấm nước) kết hợp ng/c SGK nêu :
- Tính chất vật lí của xenlulozơ ?
- Trạng thái thiên nhiên của xenlulozơ ?
HS : Q.sát, ng/c và trả lời
GV : Kết luận
Hoạt động 4 : Cấu trúc phân tử
 xenlulozơ
GV : Y/c HS nghiên cứu SGK cho biết :
- Cấu trúc của phân tử xenlulozơ.
- Những đặc điểm chính về cấu tạo phân tử của xenlulozơ. So sánh với cấu tạo của phân tử tinh bột.
HS : Ng/c và trả lời
GV : Kết luận
Hoạt động 5 : Tính chất hoá học
GV : Y/c HS nghiên cứu SGK cho biết :
- Đ.kiện của pu thuỷ phân t.bột ?
- Viết ptpu ?
HS : Trả lời và viết ptpu
GV : K.luận và liên hệ các hiện tượng thực tế, ví dụ : trâu bò nhai lại...
GV : Thông báo cho HS biết các nhóm OH trong xenlulozơ có khả năng tham gia p.ứng với axit HNO3 có H2SO4 đặc làm xt tương tự ancol đa chức.
HS : Nghe, tham khảo SGK viết ptpu.
GV : K.luận và t/báo xenlulozơ còn có thể pu với với nước Svayde cho dd phức đồng xenlulozơ dùng để sản xuất tơ đồng-amoniăc, với anhidrit axetic sinh ra Xenluloz triaxetat là một chất dẻo dễ kéo thành sợi, với CS2 và NaOH là một dd rất nhớt gọi là visco.
Hoạt động 6 : Ứng dụng
GV : Y/c HS ng/c SGK và t.tế c.sống :
- Nêu ứng dụng của xenlulozơ ? 
HS : Ng/c và trả lời
GV : Xenlulozơ có rất nhiều ứng dụng trong đs và sx, để tạo ra nguồn n.liệu quý giá này, chúng ta phải tích cực trồng cây phủ xanh mặt đất và khi cây xanh q.hợp gp hút khí CO2 gp ra O2 nên càng phải bảo vệ rừng khai thác rừng hợp lí để bảo vệ mt chống sói mòn lụt lội, hạn hán.
 3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
 a) Phản ứng thuỷ phân
 (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 
* Trong cơ thể người và động vật, t.bột bị thuỷ phân nhành glucozơ nhờ các enzim.
 b) Phản ứng màu với dung dịch iot
- TN : Nhỏ dd iot vào ố.nghiệm đựng dd hồ t.bột hoặc vào mặt cắt của củ khoai .
- HT : iot hóa xanh tím, đ.nóng mất màu.
- GT : Do c.tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh lục. Khi đ.nóng, iot giải phóng ra khỏi p.tử t.bột làm mất màu xanh lục.
 4. ỨNG DỤNG
- Là chất ding dưỡng cơ bản của người và một số động vật
- Là ng.liệu trong CN thực phẩm sx bánh kẹo, glucozơ, keo dán và CN dược phẩm để sx một số loại thuốc viên nén. 
C. XENLULOZƠ
 1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TRẠNG 
 THÁI THIÊN NHIÊN
- Tính chất vật lí : Là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và dung môi hữu cơ ( ete, benzen..) nhưng tan trong nước Svayde.
- Trạng thái tự nhiên : Là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối.Bông có95-98% xenluloz, đay, gai, tre,nứa (50-80%)
 2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ
- CTPT : (C6H10O5)n 
- Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích b-(1,4)-glicozit, có công thức (C6H10O5)n, mạch kéo dài k.phân nhánh.
O
- Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm -OH tự do, nên có thể viết công thức của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n
 3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
 a) Phản ứng thuỷ phân
(C6H10O5)n+ nH2O nC6H12O6 
* P.ứng thuỷ phân xenlulozơ cũng xẩy ra trong dạ dày của động vật ăn cỏ nhờ các enzim xenlulaza.
 b) Phản ứng với axit nitric
 [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO 
 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
 Xenluloz trinitrat 
* Xenluloz trinitrat có màu vàng là chất dễ cháy và nổ mạnh dùng làm thuốc súng.
 4. ỨNG DỤNG
- Làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình.
- Làm tơ sợi, giấy viết , giấy bao bì.
- Làm thuốc súng, ancol.
 3, Củng cố, luyện tập : - Nêu nội dung chính của bài.
 - Đọc bài tư liệu : Tinh bột trong tự nhiên, giấy viết
 - So sánh đặc điểm CTPT của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ?
 - Làm bài tập : 1, 2 trong SGK (33,34)
 - Thảo luận nhóm : Bài tập 5 trong SGK (34)
(a, C12H22O11+ H2O ® C6H12O6 + C6H12O6 (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 
 Saccarozơ Glucozơ Fructozơ Tinh bột Glucozơ 
 (C6H10O5)n+ nH2O nC6H12O6 
 Xenlulozơ Glucozơ
 b, (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 
 Tinh bột Glucozơ 
 C5H11O5CHO+2AgNO3+3NH3+H2OCH2OH[CHOH]4COONH4+2NH3NO3+ 2Ag
 c, [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học thuộc lí thuyết
 - Làm bài tập : 6 SGK (34).
 - Chuẩn bị bài : Luyện tập : Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
.
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docT9.doc
Giáo án liên quan