Bài giảng Tiết 9, 10: Bài 6: Saccarozơ - Tinh bột - xenlulozơ

Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS biết:

- Cấu tạo và những tính chất điển hình của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

2. Kỹ năng:

- So sánh, nhận dạng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

- Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của các hợp chất trên

- Giải các bài tập về saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 9, 10: Bài 6: Saccarozơ - Tinh bột - xenlulozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/09/2009	Ngày dạy 30/09/2009
Tiết 9,10: 
Bài 6 : saccarozơ - tinh bột - xenlulozơ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS biết: 
Cấu tạo và những tính chất điển hình của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
2. Kỹ năng:
So sánh, nhận dạng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của các hợp chất trên
Giải các bài tập về saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
II. THIếT Kế HOạT Động dạy – học
	1.kiểm tra bài cũ
	2. ổn định lớp
	3. Nội dung bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Saccarozơ
* Yêu cầu HS quan sát mẫu saccarozơ (đường kính trắng) và tìm hiểu SGK để biết những tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của saccarozơ.
* Cho biết để xác định CTCT của saccarozơ người ta phải tiến hành các thí nghiệm nào. Phân tích các kết quả thu được rút ra kết luận về cấu tạo phân tử của saccarozơ.
* Cho HS nghiên cứu CTCT của saccarozơ và SGK, từ đó đưa ra tính chất hóa học, viết pthh minh họa các phản ứng đó.
* Nêu cách sản xuất và ứng dụng của saccarozơ.
I. Saccarozơ:
1. Tính chất vật lý:
- Chất rắn kết tinh, ko màu, ko mùi, ngọt, to nc 185oC. Tan tốt trong nước.
- Có trong mía đường, củ cải đường, hoa thốt nốt.
2. Cấu trúc phân tử:
- CTPT C12H22O11 
- Phân tử saccarozơ gốc a -glucozơ và gốc b - fructozơ liên kết với nhau qua ngyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 - O - C2). Liên kết này thuộc loại liên kết glicozit. Vậy, cấu trúc phân tử saccarozơ được biểu diễn như sau: 
 gốc a - glucozơ gốc b -fructozơ
3. Tính chất hóa học:
a. Thuỷ phân nhờ xúc tác axit: 
H+
C12H22O11 C6H12O6 + C6H12O6 
Saccarozơ Glucozơ Fructozơ
enzim
b. Thuỷ phân nhờ enzim:
 Saccarozơ Glucozơ
c. Phản ứng của ancol đa chức:
- Phản ứng với Cu(OH)2:
2C12H22O11 + Cu(OH)2 
 (C12H21O11)2Cu + H2O
4. Sản xuất và ứng dụng:
a. Sản xuất:
- Được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.
b. ứng dụng:
- Là thực phẩm quan trọng của con người.
- Là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giảI khát, đồ hộp . . .
Hoạt động 2
Tinh bột
* Cho HS quan sát mẫu tinh bột và nghiên cứu SGK cho biết các tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của tinh bột.
* Cho HS nghiên cứu SGK, cho biết cấu trúc phân tử của tinh bột.
* GV bổ sung: Cho biết đặc điểm liên kết giữa các mắt xích a-glucozơ trong phân tử tinh bột.
* Vậy trong cây xanh tinh bột được tạo thành như thế nào?
* Dựa vào CTCT của tinh bột, dự đoán tính chất hóa học của tinh bột? Viết pthh minh họa.
* GV biểu diễn:
- Thí nghiệm giữa dung dịch I2 và dung dịch tinh bột ở nhiệt độ thường, đun nóng và để nguội, yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được.
* GV giải thích và nhấn mạnh đây là phản ứng đặc trưng để nhận ra tinh bột.
* Cho HS nghiên cứu SGK, từ đó nêu các ứng dụng của tinh bột.
II. Tinh bột:
1. Tính chất vật lí:
- Chất rắn vô định hình, màu trắng, không mùi. Chỉ tan trong nước nóng --> hồ tinh bột.
- Có trong các loại ngũ cốc, 
2. Cấu trúc phân tử:
- Là polisaccarit (gồm 2loại)
+ Aamilozơ: mạch không phân nhánh
+ Amilozơ peptin: mạch phân nhánh.
+ CTPT (C6H10O5)n 
- Trong cây xanh tinh bột được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp: 
H2O, as
chất diệp lục
CO2 C6H12O6 (C6H10O5)n
 glucozơ tinh bột
3. Tính chất hóa học:
a. Phản ứng thuỷ phân:
H+
- Thuỷ phân nhờ xúc tác axit:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 
- Thuỷ phân nhờ enzim:
enzim
 Tinh bột Glucozơ.
b. Phản ứng màu với iốt:
- Cho dd iốt vào dd hồ tinh bột, dd màu xanh lam.
- Đun nóng màu xanh biến mất.
- Để nguội, màu xanh xuất hiện trở lại.
4. ứng dụng:
- Là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và động vật.
- Sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán . . .
Hoạt động 3
Xenlulozơ
* HS quan sát mẫu xenlulozơ (bông thấm nước), tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của xenlulozơ.
* Cho HS nghiên cứu SGK cho biết:
- Cấu trúc của phân tử xenlulozơ.
- Những đặc điểm chính về cấu tạo phân tử của xenlulozơ. So sánh với cấu tạo của phân tử tinh bột.
* Dựa vào CTCT của xenlulozơ, dự đoán tính chất hóa học của xenlulozơ? Viết pthh minh họa.
* Cho HS nghiên cứu SGK, từ đó nêu các ứng dụng của xenlulozơ.
III. Xenlulozơ:
1. Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên:
- Là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị.
- Không tan trong nước cũng như các dung môi khác và chỉ tan trong nước Svayde.
- Là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.
2. Cấu trúc phân tử:
- Là một polisaccarit.
- Phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau.
- Xenlulozơ chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mổi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết :
(C6H10O5)n hay [C6H7(OH)3]n
3. Tính chất hóa học:
H+
a. Thuỷ phân nhờ xúc tác axit:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 
b. Phản ứng este hoá:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
4. ứng dụng:
- Được dùng trực tiếp: kéo sợi dệt vải, làm xây dựng, làm đồ gổ . . .
- Chế biến giấy.
- Sản xuất tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng và chế tạo phim ảnh . . .
Hoạt đông 4
* Củng cố bằng bài tập 1 và 2 SGK.
Câu 1: Đáp án: B
Câu 2: Đáp án: 
a. Sai b. Đúng c. Sai d. Đúng.
III.Củng cố : Dặn học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài thực hành

File đính kèm:

  • doct9,10.doc