Bài giảng Tiết 8 - Tuần 8: Bài tập: Amino axit

. Mục tiêu bài học

- Củng cố kiến thức về amino axit qua bài tập định tính.

- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập nhận biết amino axit, tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên amino axit.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập

2. Học sinh: học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập

III. Tiến trình dạy – học

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 8 - Tuần 8: Bài tập: Amino axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập: amino axit
I. Mục tiêu bài học
- Củng cố kiến thức về amino axit qua bài tập định tính.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập nhận biết amino axit, tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên amino axit.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập 
2. Học sinh: học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập
III. Tiến trình dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập củng cố lý thuyết
Bài 1: Gọi tên các chất có CTCT như sau
a. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
b. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
c. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
d. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH
học sinh lên bảng gọi tên
a. axit 3-amino butanoic
b. axit 2,4- điamino butanoic
c. axit 2- amino pentanđioc
d. axit 2- amino butanoic
Bài 2: cho các chất: etyl amin, anilin, axit amino axetic, axit fomic, phenol. Chất nào phản ứng được với dung dịch HCl, KOH, Br2. . Viết phương trình phản ứng xảy ra.
học sinh lên bảng trình bày
+ với dd HCl: C2H5NH2, C6H5NH2, H2N-CH2-COOH
+ với dd KOH: H2N-CH2-COOH, HCOOH, C6H5OH
+ với dd Br2: C6H5NH2, C6H5OH
các phương trình hóa học
C2H5NH2 + HCl C2H5NH3Cl
C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl
H2N-CH2-COOH + HCl ClH3N-CH2-COOH
H2N-CH2-COOH + KOH H2N-CH2-COOK + H2O 
HCOOH + KOH HCOOK + H2O
C6H5OH + KOH C6H5OK + H2O
C6H5NH2 + 3Br2 C6H2Br3NH2 + 3HBr
C6H5OH + 3Br2 C6H2Br3OH + 3HBr
Bài 3: Phân biệt các chất lỏng đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: propyl amin, axit axetic, axit amino axetic, anilin.
học sinh lên bảng trình bày
trích mẫu thử. Cho quỳ tím lần lượt vào cá mẫu thử, quan sát
+ quỳ tím hóa xanh: C3H7NH2 
+ quỳ tím hóa đỏ: CH3COOH
+ quỳ tím không đổi màu: H2N-CH2-COOH, C6H5NH2,
- cho dd Br2 vào 2 mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu, quan sát
+ mẫu thử tạo kết tủa trắng: C6H5NH2
C6H5NH2 + 3Br2 C6H2Br3NH2 + 3HBr
+ mẫu thử không có hiện tượng gì: H2N-CH2-COOH
Hoạt động 2: bài tập xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo amino axit
Bài 1: cho 1,5 gam 1 amino axit X có 1 nhóm NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HCl thu được 2,23 gam muối. Tìm công thức cấu tạo của X, gọi tên.
gọi CT của X là H2N-R-(COOH)x 
H2N-R-(COOH)x + HCl ClH3N-R-(COOH)x
ta có : mHCl = mmuối – mX = 2,23 – 1,5 = 0,73 (g)
=> MR + 45x = 59
x
1
2
MR
14
-31
MR = 14: CH2
=> CTCT : H2N-CH2-COOH
axit amino axetic
Bài 2: cho 0,02 mol- amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dd HCl 0,1M thu được 3,67 g muối khan. Mặt khác, 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 g dd NaOH 4%. Công thức CT của X là gì? Tên gọi
ta có nHCl = 0,2.0,1 = 0,02 mol
theo đề bài: nX = nHCl = 0,02 mol => X có 1 nhóm NH2.
ta thấy nNaOH = 2nX = 2.0,02 = 0,04(mol)
=> X có 2 nhóm COOH
=> X có CT: H2N-R-(COOH)2 
H2N-R-(COOH)2 + HCl ClH3N-R-(COOH)2 
CT X: H2N-C3H5-(COOH)2 
CTCT: HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH
axit 2- amino pentanđioic
Hoạt động 3: Củng cố
- Gv củng cố toàn bài
- Hs lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm- bổ sung
Bài tập thêm
1. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là 
A. CH3OH và CH3NH2 B. C2H5OH và N2 	 C. CH3OH và NH3 D. CH3NH2 và NH3
2. Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. HCOONH3CH2CH3. 	B. CH3COONH3CH3. 
 C. CH3CH2COONH4. 	D. HCOONH2(CH3)2.
3. Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là 
A. 3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.

File đính kèm:

  • doctiet 8 tu chon 12.doc