Bài giảng Tiết 8: Luyện tập (tiếp)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 HS đựơc củng cố khắc sâu tính chất hoá học của các chất thông qua bài tập viết phương trình.

2. Kĩ năng

 . Rèn kĩ năng giải bài tập theo phương trình

. Rèn kĩ năng phân tích đầu bài

(II) . PHƯƠNG TIỆN

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 8: Luyện tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8
LUYệN TậP
(I). Mục tiêu 
1. Kiến thức 
 HS đựơc củng cố khắc sâu tính chất hoá học của các chất thông qua bài tập viết phương trình.
2. Kĩ năng 
 	. Rèn kĩ năng giải bài tập theo phương trình
. Rèn kĩ năng phân tích đầu bài 
(II) . Phương tiện 
Chuẩn bị của giáo viên : Bảng phụ, phiếu học tập, phiếu trắc nghiệm 
Chuẩn bị của học sinh : Ôn lại kiến thức cũ 
(III). Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp (1’)
2. Nội dung bài mới 
Hoạt động – Bài tập
Bài tập 1
Hoàn tất các phương trình phản ứng sau:
a) Fe3O4 + H2 H2O + Fe
b) CO2 + Mg MgO + C
c) Fe2O3 + CO CO2 + Fe3O4
d) Fe3O4 + CO CO2 + FeO
e) FeO + CO CO2 + Fe
GV: y/c hs tiến hành thảo luận nhóm trình bày ra bảng phụ
HS: Tiến hành thảo luận nhóm
HS: Nhận xét 
Bài tập 2
Khử sắt (III) oxit bằng khí hidro ở nhiệt độ cao, người ta thu được 5,6 g sắt.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính số mol sắt (III) oxit đã tham gia phản ứng. Từ đó suy ra khối lượng của sắt (III) oxit.
c) Tính thể tích khí hidro (đktc) cần dùng?
GV hướng dẫn cách giải bài tập dư
- Tính số mol của chất ban đầu
- y/c hs nêu các công thức áp dụng trong bài
HS: nêu công thức áp dụng
Dựa vào phương trình tính số mol 
cần tìm
áp dụng công thức: V = n x 22,4 , 
m= n.M
HS: suy nghĩ trình bầy
HS: Nhận xét
GV: nhận xét.
Bài tập 3 
Lập các phương trình phản ứng dưới đây.
Fe + O2 Fe3O4
Al + HCl AlCl3 + H2
H2O H2 + O2
Al + Fe2O3 Al2O3 + Fe
Fe + Cl2 FeCl3
GV: y/ c hs tự làm để gv chấm điểm 
HS: Trình bầy
Bài tập 4
 Cân bằng các phương trình phản ứng dưới đây.
Cho biết phản ứng nào thuộc loại: phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế:
a) Al + O2 Al2O3
b) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
c) Zn + P Zn3P2
d) KClO3 KCl + O2 
e) Mg + HCl MgCl2 + H2 .
HS: suy nghĩ trình bầy ra bảng phụ
HS: Nhận xét
GV: chữa bài
Bài tập 5
Cho 2,8 g sắt tác dụng với dung dịch chứa 14,6 g axit clo-hidric HCl nguyên chất.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
c) Tính thể tích khí hidro thu được (đktc)?
d) Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?
GV hướng dẫn cách giải bài tập dư
- Tính số mol của chất ban đầu
- Dựa theo phương trình lập tỉ lệ mol của từng chất và so sánh tỉ lệ mol
- Chất nào có số mol lớn hơn thì chất đó dư
- y/c hs nêu các công thức áp dụng trong bài
HS: nêu công thức áp dụng
Dựa vào phương trình tính số mol 
cần tìm
áp dụng công thức: V = n x 22,4 , 
m= n.M
HS: suy nghĩ trình bầy
HS: Nhận xét
GV: nhận xét.
GV: Gọi học sinh định hướng phương pháp làm
HS: Trình bầy
HS: nhận xét
GV: Nhận xét và đánh giá
Bài tập 1
a) Fe3O4 + 4H2 4H2O + 3Fe
b) CO2 + 2Mg 2MgO + C
c) 3Fe2O3 + CO CO2 + 2Fe3O4
d) Fe3O4 + CO CO2 + 3FeO
e) FeO + CO CO2 + Fe
Bài tập 2
a) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
 1 mol 3 mol 2 mol 3mol
b) Số mol sắt sinh ra:
 5,6 : 56 = 0,1 mol.
Số mol sắt (III) oxit tham gia phản ứng; 0,05 mol.
Khối lượng sắt (III) oxit tham gia phản ứng: 8 g.
c) Số mol khí hidro cần dùng: 0,15 mol.
Thể tích khí hidro (đktc): 3,36 .
Bài tập 3
3Fe +2 O2 Fe3O4
2Al +6 HCl 2AlCl3 + 3H2
H2O H2 + O2 đ
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2 Fe
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Bài tập 4
a) 4Al + 3O2 2Al2O3
Phản ứng hoá hợp.
b) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Phản ứng thế.
c) 3Zn + 2P Zn3P2
Phản ứng hoá hợp.
d) 2KClO3 2KCl + 3O2 
Phản ứng phân huỷ.
e) Mg + 2HCl MgCl2 + H2 .
Phản ứng thế.
Bài tập 5
a) Phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
b) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
1 mol 2 mol
0,05 mol 0,40 mol (axit dư)
Số mol axit dư: 0,40 – 0,10 = 0,30 mol
Khối lượng axit dư: 36,5 x 0,3 = 10,95 g.
c) Tỉ lệ 56 g 73 g
y=? 10,95 g
Khối lượng sắt cần thêm: g.
d) Thể tích khí hidro thoát ra khi có 2,8 g sắt tác dụng:
V1= .
Thể tích khí hidro thoát ra khi có 8,4 g sắt tác dụng:
V2 = 1,12 x 2 = 3,36 .
3. Dặn dò
- Học lí thuyết và làm bài tập 
Bài tập 
Hãy nêu cách nhận biết ba lọ khí sau: oxi, hidro và khí cacbonic.

File đính kèm:

  • docTIET 8.doc
Giáo án liên quan