Bài giảng Tiết 70 - Bài thực hành 7: Pha chế dung dịch theo nồng độ
A> MỤC TIÊU :
- HS biết cách tính toán và pha chế nhũng dung dịch đơn giãn theo các nồng độ khác nhau .
- Rèn kĩ năng tính toán , kĩ năng cân đo hoá chất trong phòng thí nghiệm .
B> NỘI DUNG :
Hãy tính toán và pha chế các dung dịch sau :
1. 50g dung dịch đường có nồng độ 15%
2. 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường 15%
15/05/09 Tiết 70 Hoá học 8 BÀI THỰC HÀNH 7 PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ MỤC TIÊU : HS biết cách tính toán và pha chế nhũng dung dịch đơn giãn theo các nồng độ khác nhau . Rèn kĩ năng tính toán , kĩ năng cân đo hoá chất trong phòng thí nghiệm . NỘI DUNG : Hãy tính toán và pha chế các dung dịch sau : 50g dung dịch đường có nồng độ 15% 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường 15% 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M 50ml dung dịch NaCl cónongf độ 0,1M từ dung dịch NaCl 0,2M CHUẨN BỊ : -Hoá cụ : Cho mỗi nhóm HS cốc thuỷ tinh, ống đong, cân thí nghiệm, đũa thuỷ tinh, giá ống nghiệm , thìa lấy hoá chất . -Hoá chất : Đường trắng , muối ăn, nước . D> LÊN LỚP : 1/ Oån định : 2/ bài mới : Bài ghi Giáo viên Học sinh I) Tiến hành thí nghiệm : Thí nghiệm 1: Pha chế 50g dung dịch đường có nồng độ 15% + Tính toán : mđường = 7,5g mnước = 42,5 g + Thực hành : Số 1: Dùng cân cân 7,5g đường cho vào cốc. Số 2 : Dùng ống đong cho nước vào đến vạch 42,5ml đổ nước vào cốc có 7,5g muối khuấy đều để hoà tan. Thí nghiệm 2 : Pha chế 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường 15% + Tính toán : mdd đường = 16,7g m H2O =33,3g + Thực hành : Số 1: Cân 16,7 g dung dịch đường 15% cho vào cốc . Số 2: cân 33,3 g H2O rót vào cốc thuỷ tinh có 16,7g dung dịch đường , dùng đũa khuấy. Thí nghiệm3: Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M + Tính toán: mNaCl = 1,17g + Thực hành: Số1: Cân 1,17g NaCl cho vào ống đong. Số2: Rót từ từ nước vào và khuấy đều đến vạch 100ml. Thí nghiệm4: Pha chế 50ml dd NaCl có nồng độ 0,1M từ dd có nồng độ 0,2M + Tính toán: Vdd NaCl (0,2M) = 25ml. + Thực hành: Số1: Đong 25ml dd NaCl 0,2M vào ống đong.Rót từ từ nước vào đến vạch 50ml khuấy đều. II) Cuối buổi thực hành: Số1: Rửa dụng cụ. Số2: Sắp xếp lại hoá cụ , hoá chất. Làm vệ sinh nơi thí nghiệm. -GV: + muốn pha chế một dung dịch chúng ta cần có những yếu tố nào? +Hãy nêu cách tính mct và mH2O từ dung dịch có C% ? + Hãy tính m đường và khối lượng nước theo nội dung thí nghiệm. -GV ghi kết quả lên bảng hướng dẫn HS cách pha chế thêm dung dịch đường 15% dùng cho thí nghiệm sau . -GV : Khi pha loãng dd thì khối lượng chất tan thế nào ? Từ các số liệu đã cho , hãy tính mdd đường 15% ? Hãy tính mnước phải thêm vào để thu được 50g dd? -GV: Ghi kết quả lên bảng. -GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện. Phải cân cốc trước , ghi mcốc, sau đó mới cho dd đường 15% vào để cân mdd đường. -GV: Hãy nêu công thức tính nồng độ M? +Muốn pha chế dd có nồng độ M thì cần các yếu tố nào? +Tìm mNaCl theo yêu cầu của thí nghiệm.? -GV: Yêu cầu trình bày cách thực hiện. -Cách đặt câu hỏi gợi y như TN2. -GV: Từ các số liệu đã cho , có tính được Vdd NaCl (0,2M) không? -Dựa vào yếu tố nào để tính ? -GV: Theo dõi các nhóm thực hiện cách pha chế. -GV: Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết thực hành. -GV yêu cầu HS viết tường trình -HS nhóm phát biểu . -HS nhóm tính toán và cho kết quả . -HS nhóm thực hiện pha chế dung dịch . -HS nhóm phát biểu và thực hiện cách tính toán. -HS nhóm thực hiện theo hướng dẫn . -HS nhóm phát biểu và thực hiện tính toán à cho kết quả. -HS ghi kết quả lên bảng. -HS nhóm phát biểu. Sau đó HS tiến hành cách pha chế. -HS nhóm thực hiện tính toán và ghi kết quả -HS tiến hành cách pha chế. -HS viết tường trình theo nhóm + Phần tính toán à phải ghi rõ , không ghi kết quả ngắn gọn. + Phần thực hành à phải ghi rõ cách làm. THÚC ĐÀO
File đính kèm:
- t70h8.doc