Bài giảng Tiết 7: Nồng độ phần trăm của dung dịch - Tính theo phương trình hoá học (tiết 1)

MỤC TIấU

 1. Kiến thức

 - Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.

 - Nêu được công thức tính nồng độ phần trăm (C%) và biến đổi các đại lượng liên quan.

 - Nắm vững cách tính số mol dựa vào nồng độ phần trăm.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức về nồng độ phần trăm, viết PTHH, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.

3. Thái độ

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7: Nồng độ phần trăm của dung dịch - Tính theo phương trình hoá học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2011
Ngày giảng:9A 04/10/2011
 9B 06/10/2011
Tiết 7 : Nồng độ phần trăm của dung dịch - 
TíNH THEO PHƯƠNG TRìNH HOá HọC (Tiết 1)
I . MỤC TIấU
 1. Kiến thức
	 - Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.
 - Nêu được công thức tính nồng độ phần trăm (C%) và biến đổi các đại lượng liên quan.
 - Nắm vững cách tính số mol dựa vào nồng độ phần trăm.
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức về nồng độ phần trăm, viết PTHH, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu biết cách pha chế dung dịch thông thường.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học về nồng độ phần trăm, PTHH, công thức tính số mol.
III HOẠT Đệ̃NG DẠY -HỌC
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
?1. Nồng độ phần trăm của dung dịch là gì? Nêu công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch, giải thích ý nghĩa các đại lượng?
?2. Tính số gam chất tan có trong dung dịch sau:
a) 200 (g) dd H2SO4 nồng độ 10%.
b) 400 (g) dd NaOH nồng độ 5%.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung kiến thức.
- GV chốt lại kiến thức.
* HS1 trình bày:
C% = mct.100%/mdd (1)
+ C%: nồng độ %
+ mct: khối lượng chất tan.
+ mdd: khối lượng dung dịch.
*HS2 trình bày:
a) mct = maxit = 200.10/100 = 20(g)
b) mct = mNaOH = 400.5/100 = 20(g)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức tính nồng độ %
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ để củng cố kiến thức.
- Từ (1) hãy cho biết:
+ mct = ?
+ mdd = ?
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức.
- HS nhớ lại kiến thức.
- Nêu cách tính.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
+ mct = C%.mdd/100% (2)
+ mdd = mct.100%/C% (3)
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
- GV chia bài tập theo nhóm:
Nhóm 1: Bài 1.
- Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau:
a) 200 (g) dd KOH có chứa 10 (g) KOH.
b) 400 (g) dd NaOH có chứa 5(g) NaOH.
c) 500 (g) dd NaCl có chứa 10 (g) NaCl.
Nhóm 2: Bài 2:
- Tính khối lượng của chất tan trong mỗi dd sau:
a) 150 (g) dd HCl có nồng độ 5%.
b) 200 (g) dd HNO3 có nồng độ 4%.
c) 300 (g) dd KCl có nồn độ 6%.
Nhóm 3: Bài 3:
- Tính khối lượng dd của mỗi chất trong mỗi trường hợp sau:
a) Dd có 0,2 mol KOH nồng độ 2%.
b) Dd có 10 (g) HCl có nồng độ 5%.
c) Dd có 5(g) NaCl có nồng độ 2%.
- GV giúp đỡ nhóm hoạt động còn yếu.
- Gợi ý: Bài 1, bài 2, bài 3 lần lượt áp dụng công thức 1, 2, 3.
- GV kiểm tra kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
Bài 1:
a) C%(KOH) = 10.100/200 = 10%
b) C%(NaOH) = 5.100/400 = 1,25%.
c) C%(NaCl) = 10.100/500 = 2%.
Bài 2:
a) mHCl = 150.5/100 = 7,5(g)
b) mHNO3 = 200.4/100 = 8(g)
c) mKCl = 300.6/100 = 18(g)
Bài 3:
a) mdd (KOH) = 0,2.56.100/2 = 560 (g)
b) mdd (HCl) = 10.100/5 = 200(g)
c) mdd (NaCl) = 5.100/2 = 250(g)
4.Củng cố- Dặn dò
a.Củng cố
- Bài tập 1: Cho a(g) Mg tác dụng hết với 200 (g) dd HCl 3,65%.
a) Viết PTHH.
b) Tính a = ?
c) Tính V(H2) = ? ở đktc.
- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
- Gợi ý:
n(HCl)ò m(HCl) = mct
- Chốt lại kiến thức.
Bài tập 2: 
- Cho 10 (g) hỗn hợp bột gồm Cu và Mg tác dụng vừa đủ với 200 (g) dd HCl 3,65%. 
a) Viết PTPƯ.
b) Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
- GV gợi ý:
+ Xác định có mấy chất pư?
+ Tính số mol của axit?
- Gợi ý, giúp đỡ các nhóm yếu.
- HS đứng tại chỗ trình bày cách làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
* HS tự rút ra kiến thức:
a) 
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
b) 
Ta có mHCl = 200.3,65/100 = 7,3(g)
-> nHCl = 7,3: 36,5 = 0,2 mol
Theo (1) nMg = 0,5nHCl = 0,5.0,2 = 0,1 mol
à mMg = a = 0,1.24 = 2,4 (g)
c) Theo (1) VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (l)
- HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu cách làm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác BS.
* HS tự rút ra kiến thức:
a) Chỉ có Mg phản ứng, Cu không phản ứng.
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
b)
maxit = 200.3,65/100 = 7,3 (g)
à naxit = 7,3: 36,5 = 0,2 mol
Theo PT nMg = 0,5naxit = 0,5.0,2 = 0,1 mol
à mMg = 0,1.24 = 2,4 g
%mMg = 2,4.100%/10 = 24%
à %mCu = 100% - 24% = 76%
b Dặn dò
- Ôn lại nội dung bài SGK.
- Tìm hiểu dạng bài tập tính theo nồng độ % của dung dịch.
- Bài tập về nhà:
Cho 20 (g) hỗn hợp Cu và Al tác dụng vừa đủ với 200 (g) dd H2SO4 loãng 4,9%.
a) Viết PTHH
b) Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

File đính kèm:

  • docTC 97.doc