Bài giảng Tiết: 7: Nguyên tố hóa học (tiết 4)

Mục tiêu :

* Kiến thức: HS biết được 1đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử C, hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.

 HS biết mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt, biết nguyên tử khối sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.

* Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học, kĩ năng làm bài tập xác định nguyên tố.

* Thái độ : Yêu thích môn học.

B. Đồ dùng dạy học :

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 7: Nguyên tố hóa học (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/09/07 Tiết: 7 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tt)
A. Mục tiêu :
* Kiến thức:	HS biết được 1đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử C, hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.
	HS biết mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt, biết nguyên tử khối sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.
* Kĩ năng :	Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học, kĩ năng làm bài tập xác định nguyên tố.
* Thái độ :	Yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học :
* GV: Bảng 1 trang 42 sgk.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra 15’: 
Câu 1: (4đ) Hãy viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố sau: Cacbon, photpho, lưu huỳnh, oxi, kali, sắt, kẽm, canxi.
Câu 2: (4đ) Các cách viết H, 3Na, 4O, 5Cu lần lượt chỉ ý gì?
Câu 3: (2đ) Vẽ sơ đồ minh họa thành phần cấu tạo của nguyên tử kali ( biết số p trong hạt nhân là 19).
NỘI DUNG
 PHƯƠNG PHÁP
I. Nguyên tố hóa học là gì?
II. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
III. Nguyên tử khối.
* Quy ước: 1đvC = khối lượng của nguyên tử C.
* Ví dụ: Khối lượng tính bằng đvC của một số nguyên tử
 H = 1đvC.
 C = 12 đvC
 Fe = 56 đvC
 Al = 27 đvC
* Khái niệm: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
 * Hoạt động của GV
Hoạt động 1: (1’) ĐVĐ cho bài mới.
Như các em đã biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ. Vậy nguyên tử có khối lượng như thế nào? Dùng đơn vị nào để làm đơn vị khối lượng nguyên tử. Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp các thắc mắc đó.
Hoạt động 2: (20’) Nguyên tử khối.
GV:Thông báo: Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, khối lượng của 1 nguyên tử Cacbon tính bằng gam?
GV: Nếu tính bằng gam thì quá nhỏ không tiện sử dụng. Do đó trong khoa học đã dùng cách tính nào khác.
GV: Thông báo: 
 Qui ước: 1đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử C
GV: Lấy ví dụ : 
 - Khối lượng của 1 nguyên tử hiđrô bằng 1đvC thì có thể viết H = 1đvC.
 - Khối lượng của 1 nguyên tử Cacbon bằng 12đvC thì có thể viết C = 12 đvC.
GV: Hướng dẫn học sinh tra bảng 1 trang 42 sgk.
GV: Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử. 
GV: Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
- Trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất.
- Nguyên tử C nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H.
- Nguyên tử Fe nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Al.
GV: Thông báo: 
- Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
- Nguyên tử khối là gì?
GV: Hướng dẫn học sinh tra bảng 1 trang 42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố.
GV: Thông báo: Thường có thể bỏ bớt các chữ đvC sau các số trị nguyên tử khối.
Ví dụ: H = 1 đvC = 1
 C = 12 đvC = 12
GV: Dựa vào bảng 1 trang 42. Em có nhận xét gì về nguyên tử khối của các nguyên tố.
GV: Yêu cầu HS đọc nguyên tử khối, học sinh khác xác định tên nguyên tố, kí hiệu hoá học (dựa vào bảng 1).
GV: Như vậy khi biết nguyên tử khối của một nguyên tố ta có thể xác định được điều gì?
GV: Dựa vào bảng 1, ta biết được những thông tin gì?
Hoạt động 3: (4’) Củng cố
 - Bài 5 /20 sgk
 - Bài 6/ 20 sgk
GV: Gọi HS nhận xét 
GV: Nhận xét, bổ sung ( nếu cần)
 * Hoạt động của HS
HS: Lắng nghe, ghi đầu bài.
HS: Khối lượng của 1 nguyên tử 
 mC = 1,9926.10-23g
HS: Dùng cách tính: Đơn vị cacbon.
HS: Ghi vào vở.
HS: Lắng nghe, ghi nhận.
HS: Làm theo yêu cầu của GV
HS: Thảo luận 
+ Nguyên tử H nhẹ nhất.
+ Nguyên tử Cacbon nặng gấp= 12 lần nguyên tử H.
+ Nguyên tử Fe nặng gấp » 2,07 lần nguyên tử Al
HS: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon
HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên.
HS: Nhận xét: mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt.
HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên.
HS: Dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố ta xác định được đó là nguyên tố nào.
HS: Dựa vào bảng 1 ta biết được số p, tên nguyên tố, kí hiệu hoá học, nguyên tử khối.
HS1: Chữa bài tập 5/20 sgk
HS2: Chữa bài tập 6/20 sgk
HS: Nhận xét
D. Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: - Học theo vở ghi + sgk 
 - Học thuộc nguyên tử khối của 15 nguyên tố thường gặp: H, C, O, S, P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, Al, Zn, Ag, Pb
 - Làm các bài tập 5, 6, 7/20 sgk
 - Hướng dẫn 8/20 sgk. 
 a, Ta có: 1đvC = khối lượng của nguyên tử C 
 1đvC = x 1,9926.10-23g = 0,166.10-23g
 b, Khối lượng của nguyên tử nhôm: 
 27 đvC = 27x 0,166.10-23g = 4,482.10-23g.
* Bài sắp học: Đơn chất và hợp chất – Phân tử.
 1. Đơn chất là gì? Có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
 2. Hợp chất là gì? Có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
E. Rút kinh nghiệm, kiểm tra:
.

File đính kèm:

  • docTIET 7.doc