Bài giảng Tiết 7 : Nguyên tố hoá học (tiết 3)

.Kin thc.

-HS hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.

-Biết được 1 đvC = 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

-Biết mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt.

-Biết dựa vào Bảng 1/42 để tìm nguyên tử khối, tên nguyên tố và ngược lại

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7 : Nguyên tố hoá học (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :06/ 9/2010
Ngày dạy :08/9/2010
Tiết 7 : NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 
Tuần 4
I.MỤC TIÊU :
1.KiÕn thøc.
-HS hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
-Biết được 1 đvC = 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.
-Biết mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt.
-Biết dựa vào Bảng 1/42 để tìm nguyên tử khối, tên nguyên tố và ngược lại.
KÜ n¨ng.
Rèn cho HS kỹ năng tính toán, tra bảng.
Th¸i ®é.
- HS yªu thÝch m«n häc vµ biÕt vËn dơng vµo lµm bµi tËp
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên.
- Bảng 1 “Một số các nguyên tố hoá học” trang 42 – SGK.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Thảo luận nhĩm, cá nhân hoạt động.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên tố hoá học là gì ? Viết KHHH của các nguyên tố sau : đồng, nhôm, oxi, cacbon, sắt, bạc 
? Dùng chữ số và KHHH để biểu diễn các ý sau : 3 nguyên tử Bari, 5 nguyên tử hidro, 4 ng.tử magiê.
- Gọi 2 HS sữa bài tập 1,3 trang 20
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 :
- GV : Cho HS đọc SGK để biết được k.lượng 1 ng.tử rất nhỏ " không thuận tiện tính toán.
- HS : Ghi nhận khối lượng 1 ng.tử C được tính bằng gam " quá nhỏ 
0,000000000000000000000019926g = 1.9926.10-23 g
- GV : Chọn 1 đơn vị khác để tính, gán cho Cacbon bằng 12 khối lượng đơn vị nguyên tử 
Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử Cacbon làm đơn vị tính. Các giá trị này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
- GV : Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử , người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
- GV : Cho HS ghi định nghĩa vào vở
- HS : Xem Bảng các nguyên tố hóa học (trang 42) và xác định nguyên tử khối của một số nguyên tố
? Nguyên tử nào nhẹ nhất ?
- HS : Hidro là ng.tử nhẹ nhất
" Mỗi nguyên tố đều có một nguyên tử khối riêng biệt.
I.Nguyên tử khối :
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
Ví dụ : 
C = 12 đvC ; H = 1 đvC
O = 16đvC ; Ca = 40 đvC
4. Kiểm tra đánh giá. 
? Nguyên tử khối là gì? Tra bảng tìm các nguyên tố biết nguyên tư khốiû lần lượt là: 27,24,56,55.
- Làm BT 4,5,6 – trang 20 – SGK 
* BÀI TẬP 
Bài tập 1 : 
Nguyên tử của ng.tố A có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử Hidro, em hãy tra bảng 1 và cho biếtâ
a.A là nguyên tố nào ?
b.Số p và số e trong nguyên tử ?
(Hướng dẫn : xác định ng.tử khối " Số pronton " Số e)
Giải : 
a. Nguyên tử khối của A là : 14 x 1 = 14 (đvC) => A là Nitơ, kí hiệu N
b) Số proton là 7
Vì số p = số e " Số e là : 7e 
Bài tập 2 : 
Nguyên tử của ng.tố B có 16 proton trong hạt nhân. Hãy xem Bảng 1/42 và trả lời các câu hỏi sau :
a.Tên và kí hiệu của B
b.Số e trong ng.tử của nguyên tố B.
c.Nguyên tử B nặng gấp bao nhiêu lần nguyên Hidro, nguyên tử Oxi?
Giải :
B chính là nguyên tố lưu huỳnh (kí hiệu S)
S = 12 đvC
Nguyên tử S nặng gấp 32 lần nguyên tử H, gấp 2 lần nguyên tử O
Bài tập luyện tập : Hãy hoàn chỉnh bảng dưới đây :
Stt
Tên nguyên tố
Kí hiệu
Số p
Số e
Số n
Tổng số hạt trong ng. tử
Nguyên tử khối
1
Flo
F
9
9
10
28
19
2
Kali
K
19
19
20
58
39
3
Magie
Mg
12
12
12
36
24
4
Liti
Li
3
3
4
10
7
5.Hướng dẫn học bài ở nhà.
Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.
Xem trước bài “Đơn chất và hợp chất – Phân tử”.
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn : 07/ 9/ 2010
Ngày dạy : 09/ 9/ 2010.
Tiết 8 : ĐƠN CHẤT & HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
Tuần 4
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức.
- HS hiểu được khái niệm đơn chất và hợp chất.
- HS phân biệt được kim loại và phi kim
- Biết được : Trong một mẫu chất (cả đơn chất và hợp chất) nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau
Kĩ năng.
-Rèn luyện khả năng phân biệt được các loại chất, cách viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học.
3. Thái độ.
- HS yêu thích mơn học.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
Tranh vẽ hình 1.10, 1.11, 1.12, 1.13 trang 21 – 22 / SGK
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III.PHƯƠNG PHÁP.
- HS tìm hiểu kiến thức qua mẫu mơ hình một số phân tử, nguyên tử.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
? Định nghĩa nguyên tử khối ? Xem bảng 1 – cho biết kí hiệu và tên gọi của nguyên tố R biết rằng : nguyên tử R nặng gấp 4 lần so với ng.tử Nitơ.
- Gọi HS sửa BT 5/20
Đáp án và biểu điểm.
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. (2 đ)
NTK của nitơ N : 14
Vậy R = 14 x 4 = 56 đvC
R là nguyên tố sắt, kí hiệu : Fe. (4 đ)
Bài tập 5/20
a.Nguyên tử Magie nặng gấp 2 lần nguyên tử cacbon.
b.Nguyên tử Magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh (0,75 lần).
c.Nguyên tử Magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm 8/9 lần. (4 đ)
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
- GV,treo tranh 1 : hình 1.10 và 1.11 
- GV giới thiệu mô hình 1 mẫu kim loại đồng, khí Hiđrô, khí oxi và cho biết đó là đơn chất
-Yêu cầu : HS xác định tên các nguyên tố tạo nên các chất.
- HS : - Hình 1.10 : Đồng do nguyên tố đồng tạo nên. Hình 1.11 : Khí Hiđrô do ng.tố H tạo nên. Khí Oxi do ng.tố O tạo nên
- HS : Đơn chất chỉ gồm 1 loại ng. tử tạo nên
-GV : giúp học sinh phân biệt kim loại và phi kim, lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv giới thiệu trên bảng 1 – trang 42/SGK 1 số kim loại và phi kim thường gặp và yêu cầu học thuộc. 
HOẠT ĐỘNG 2 :
- GV :treo tranh hình 1.12 - mô hình tượng trưng một mẫu nước và1.13 mô hình tượng trưng một mẫu muối ăn
- Yêu cầu HS xác định tên các nguyên tố tạo nên chất.
- HS : Hình 1.12 : Nước do nguyên tố H và nguyên tố O tạo nên .Muối do nguyên tố Na và Cl tạo nên
- GV : khẳng định đây là những hợp chất
- HS hình thành định nghĩa
- HS : trả lời và ghi vào vở
- Gv giúp HS phân loại hợp chất
GV : Nói về đặc điểm cấu tạo của các hợp chất.
I.Đơn chất và hợp chất.
1.Đơn chất :
Định nghĩa : Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
Phân loại :
- Đơn chất Kim loại : Có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Ví dụ : sắt, nhôm, vàng 
- Đơn chất phi kim : Không có ánh kim, không dẫn điện, dẫn nhiệt, nếu có thì rất kém
- Ví dụ : Oxi, nitơ, cacbon 
Đặc điểm cấu tạo:
-Đơn chất kim loại : Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định
- Đơn chất phi kim : Các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2.
2.Hợp chất
Định nghĩa: 
- Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
Phân loại :
- Hợp chất hữu cơ
- Hợp chất vô cơ
Đặc điểm cấu tạo :
- Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định
4. Kiểm tra đánh giá.
- HS thảo luận nhóm để làm bài luyện tập sau : 
“Khí Hidro, khí Oxi và khí Clo là những .. đều tạo nên từ một .
Nước, muối ăn (natri clorua), axit clohidric là những . Đều tạo nên từ hai ..trong thành phần hóa học của nước và axitclohidric đều có chung .còn của muối ăn và axitclohidric lại có chung một..”
5.Hướng dẫn học ở nhà.
- Yêu cầu HS làm BT về nhà 1,2,3 – trang 25 /SGK
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–

File đính kèm:

  • doctuan 4.doc