Bài giảng Tiết 7: Một số axit quan trọng (tiết 4)
- Biết H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng. Tính oxi hóa (tác dụng với các KL kém hoạt động), tính háo nước, dẫn ra được những phương trình phản ứng cho những tính chất này.
- Biết ứng dụng của axit sunfuric.
- Các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
Ngày soạn: 6 / 9 / 2011 Ngày giảng: 7 / 9 / 2011- Lớp 9A1, 9A2, 9A5, 9A6 I. MỤC TIÊU: 1. KiÕn thøc: Häc sinh - Biết H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng. Tính oxi hóa (tác dụng với các KL kém hoạt động), tính háo nước, dẫn ra được những phương trình phản ứng cho những tính chất này. - Biết ứng dụng của axit sunfuric. - Các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. 2. KÜ n¨ng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại. - Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của H2SO4 đặc, nóng. - Nhận biết H2SO4 và các muối sunfat. - Tính được C% dung dịch H2SO4 cần dùng trong phản ứng. II. CHUẨN BỊ - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút. - Hóa chất: H2SO4 loãng, đặc, Cu, dd BaCl2, dd Na2SO4, đường trắng. - Sơ đồ về một số ứng dụng của axit H2SO4. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1) Nêu tính chất hóa học của axit sunfuric loãng. Viết các PTPƯ minh họa. 2) Sửa bài tập 6 trang 19 SGK. Dự kiến trả lời: 1) Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng, PTPƯ: - Làm quỳ tím hóa đỏ - Tác dụng với KL → muối sunfat + H2: Zn(r) + H2SO4(dd) → ZnSO4(dd) + H2(k) - T/d với bazơ→ muối sunfat + nước: H2SO4(dd)+Cu(OH)2(r)→CuSO4(dd)+2H2O(l) - T/d với oxit bazơ →Muối sunfat + nước: H2SO4(dd) + CuO(r) → CuSO4(dd) + H2O(l) 2) Bài tập 6 trang 19 SGK: a) Phương trình: 2HCl(dd) + Fe(r) → FeCl2(dd) + H2(k) Mol H2 =0,15mol b) Theo phương trình: mol Fe = mol H2 = 0,15 mol => mFe = 8,4gam c) Theo phương trình: nHCl = 2nH2 = 0,3mol => CM HCl =6M 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Ngoài các tính chất hoá học của một axit, H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng ® Hướng dẫn HS vào bài mới. Hoạt động 1: H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng - Hướng dẫn HS các nhóm làm TN về tính chất đặc biệt của axit H2SO4 đặc: + Ống nghiệm 1: 1 ít lá đồng → rót dd H2SO4 loãng vào. + Ống nghiệm 2: 1 ít lá đồng → rót 1-2ml H2SO4 đặc vào. + Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm → Quan sát hiện tượng, nhận xét? - GV giới thiệu: + Khí thoát ra trong ống nghiệm 2 là SO2. + Dung dịch có màu xanh lam là CuSO4. - Yêu cầu HS viết PTPƯ? - GV giới thiệu: Ngoài Cu, H2SO4 đặc còn tác dụng được với nhiều kim loại khác tạo thành muối sunfat, không giải phóng H2. - GV làm TN: Cho 1 ít đường vào cốc, rót từ từ H2SO4 đặc vào → HS quan sát, nhận xét? - GV: Hướng dẫn HS giải thích hiện tượng và viết PTHH: + Chất rắn màu đen là cacbon (do H2SO4 đã hút nước). + Sau đó, một phần C sinh ra lại bị H2SO4 đặc oxi hoá mạnh tạo ra khí SO2 và CO2 gây sủi bọt trong cốc làm C dâng lên khỏi miệng cốc. - GV lưu ý: Cẩn thận khi dùng H2SO4 đặc. → Các nhóm tiến hành thí nghiệm. → HS quan sát và nêu hiện tượng: - Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì xảy ra. - Ống nghiệm 2: Có khí không màu mùi hắc thoát ra; Đồng bị tan một phần tạo ra dung dịch màu xanh lam. - Nhận xét: H2SO4 đặc, nóng tác dụng với Cu, sinh ra khí SO2 và dung dịch CuSO4. → HS viết PTPƯ → Nhận xét hiện tượng: - Màu trắng của đường chuyển dần sang màu vàng, sau đó sang nâu và cuối cùng thành khối xốp đen bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc. - Phản ứng tỏa nhiệt. - HS giải thích hiện tượng theo hướng dẫn của GV. 1. Tính chất hoá học của axit sunfuric đặc. H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng: a. Tác dụng với kim loại 2H2SO4(đặc,nóng) + Cu CuSO4 + SO2 + 2H2O Kết luận: H2SO4 đặc, nóng tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfat, không giải phóng khí H2. b. Tính háo nước C12H22O1111H2O + 12C Hoạt động 2:Ứng dụng và điều chế - Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ứng dụng của axit H2SO4 và nêu ứng dụng? - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. - GV thuyết trình nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4. - HS nêu ứng dụng. ® HS nghe và ghi bài. III. Ứng dụng: - Làm phẩm nhuộm, chất tẩy rửa. - Chế biến dầu mỏ. - Sản xuất axit, muối, phân bón. IV. Sản xuất axit sunfuric a. Nguyên liệu: Lưu huỳnh, quặng pyrit sắt (FeS2), không khí, nước. b. Các công đoạn chính - Sản xuất SO2: S + O2 SO2 4FeS2 +11O22Fe2O3 +8SO2 - Sản suất SO3: 2SO2 + O2 2SO3 - Sản xuất H2SO4 SO3 + H2O → H2SO4 Hoạt động 3 : Nhận biết axit sunfuric và gốc sunfat - Hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm: + Cho 1ml dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm 1. + Cho 1ml dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm 2. + Cho vào mỗi ống nghiệm 1ml dd BaCl2 → quan sát hiện tượng? Nhận xét? - GV: Nếu thay dung dịch BaCl2 bằng dung dịch Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 thì cũng có hiện tượng như trên. ® Vậy thuốc thử để nhận biết gốc sunfat trong phân tử axit sunfuric và muối sunfat là gì? ® Yêu cầu HS viết PTHH. - HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn. ® HS nêu hiện tượng: Ở mỗi ống nghiệm đều có xuất hiện kết tủa trắng. - Nhận xét: Gốc sunfat (=SO4) trong phân tử H2SO4 hoặc trong phân tử Na2SO4 kết hợp với nguyên tử Ba tạo ra kết tủa BaSO4. ® Các dung dịch muối của Ba như BaCl2, Ba(NO3) hoặc dung dịch Ba(OH)2. - HS viết PTHH. V. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl Na2SO4 + BaCl2→ BaSO4 + 2NaCl Hoạt động 4: Luyện tập - Củng cố GV: Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau: Bài tập 1:Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các lọ đựng các dung dịch không màu sau: K2SO4, KOH, KCl, H2SO4 ? Bài tập 2: Để hoà tan vừa đủ 16 gam CuO cần vừa đủ 200 gam dd H2SO4. Tính C% dung dịch H2SO4 và dung dịch sau phản ứng HS: Nhóm thảo luận à hoàn thành bài tập. Bài tập 1: - Dùng quì tím ® nhận biết được:KOH vì làm quì tím hoá xanh; H2SO4 vì làm quì tím hoá đỏ. - Dùng dung dịch BaCl2 ® nhận biết: K2SO4 vì có kết tủa trắng; KCl không có dấu hiệu. K2SO4 + BaCl2 ® 2KCl + BaSO4 Bài tập 2: = 0,2 mol PTHH: CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O 0,2mol 0,2mol 0,2mol => = 0,2 x 98 = 19,6g = 0,2 x 160 = 32g mdd sau PƯ = 200 + 16 = 216g => C%H2SO4 = = 9,8% C%dd sau PƯ = = 14,8% 4. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập tính chất hóa học của oxit, axit - Làm bài tập 2, 3, 4, 5, 7 SGK trang 19; 4.5 trang 7 SBT. - Hướng dẫn bài tập 7*. + Viết các PTHH + Đặt x, y lần lượt là số mol của CuO và ZnO + Tính số mol HCl + Dựa vào PTHH biểu diễn số mol sang HCl => Hệ PT + Giải hệ ta được: x = 0,05, y = 0,1.
File đính kèm:
- Tiet_7.doc