Bài giảng Tiết 7: Một số axit quan trọng (tiết 1)

. Kiến thức

Biết được: Ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng.

- Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dung dịch muối sunfat.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7: Một số axit quan trọng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu và quan sát tranh vẽ hình 12 trong SGK trả lời.
Vậy axit sunfurics có nhiều ứng dụng như vậy thì nó được sản xuất như thế nào?
-Theo em nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric là gì?
HS: nghiên cứu trong SGK rồi trả lời
GV: treo tranh vẽ sản xuất axit sunfuric lên bảng 
HS: quan sát tranh vẽ và giới thiệu các giai đoạn sản xuất axit 
- Theo em có mấy công đoạn sản xuất axit sunfuric? Đó là những công đoạn nào?
HS: trao đổi nhóm tìm câu trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung nếu cần.
GV: làm thí nghiệm nhận biết axit sunfuric, muối sun fat.
-Nêu hiện tượng xảy ra?
- Vậy theo em thuốc thử để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat đó là gì?
3. Axit sunfuric có những tính chất hoá học riêng:
a. Tác dụng với kim loại Muối không giải phóng hiđro.
Phương trình:
Cu + 2H2SO4(đặc) CuSO4 + SO2(k)+ H2O
b. Tính háo nước :
Đường + H2SO4(đặc) nước + than
III.ứng dụng:
IV: Sản xuất axit sunfuric:
1.Nguyên liệu:
2. Các công đoạn chính:
-Sản xuất lưu huỳnh đioxit:SO2
Phương trình:
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
- Sản xuất lưu huỳnhtrioxit:SO3
SO2 + O2 2SO3
- Sản xuất axit sunfuric: H2SO4
SO3 + H2O H2SO4
V. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat:
- Dùng dung dịch muối BariClorua
4. Củng cố:
- Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất sau đựng trong lọ bị mất nhản:
 a. K2SO4, KCl, H2SO4loãng.
b. HCl, H2SO4, HNO3
 HS: thảo luận nhóm tìm cách nhận biết.
-Làm bài tập số 6 SGK?
HS: làm theo cá nhân
-Tính số mol của hiđro rồi dựa theo số mol của hiđro để tính số mol của các chất cần tìm: Fe, HCl
5. Dặn dò:
-Xem lại lí thuyết trong SGK
- Làm bài tập còn lại trong SGK và sách bài tập.
- Xem lại kiến thức đã được học về oxit, axit đặc biệt chú ý đến tính chất hoá học và điều chế các chất để tiết sau luyện tập cho được tốt.
Ngày soạn: 10/09/2011
Tiết 8: Luyện tập: Tính chất hoá học của oxit, axit
A. Mục tiêu:
- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về tính chất hoá học của oxit, axit.
- Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng nhận biết các chất, giải các bài toán định lượng.
B. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, bảng trong
- Phiếu học tập
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức:
GV: kiểm tra sỉ số HS
2. Bài cũ:
Kết hợp trong lúc luyện tập
3. Bài mới:
GV: giới thiệu cho HS
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
GV: chiếu lên bảng có ghi các nội dung sau:
Muối và nước
 (1) (2)
Oxit bazơ
Muối
Oxit axit
 (3) (3)
 (4) (5)
Axit (dd)
Bazơ (dd)
Axit
Màu đỏ
Muối và hiđro
 (1) (2) 
Muối và nước
Muối và nước
 (3) (4) 
HS: quan sát thảo luận nhóm tìm chất thích hợp điền vào các số:1,2,3,4,5 trong 2 bảng trên.Đại diện nhóm đứng dậy trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: nhận xét và nêu thêm những tính chất hoá học riêng của H2SO4
GV: treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1,2và 3 lên bảng
- Nhóm1,2: bài 1, bài 2 ý a,b.
- Nhóm 3,4: bài 2,bài 3 ý b 
- Nhóm 5: bài 2, bài 3 ý a,b
- Nhóm 6 bài 3 b,c
HS: làm theo sự phân nhóm của GV.
GV; những nhóm 5,6 có thể xem qua bài tập 1,2 để nhận xét bài làm của nhóm còn lại.
GV; gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm còn lại nhận xét 
- Áp dụng kiến thức nào đã được học để làm bài tập trên?
- Vậy qua tiết luyện tập này ta cần nhớ điều gì?
-Làm thế nào để nhận biết được là oxit axit hay oxit bazơ?
GV: hướng dẫn HS cựng giải
A. Kiến thức cần nhớ
-Tính chất hoá học của oxit: CaO, SO2.
- Tính chất hoá học của axit: HCl, H2SO4
B. Bài tập:
1. Trong các chất cho sau:MgO, Na2O, KOH, HCl, CuSO4, SO2, CO2, P2O5, Al2O3, Fe(OH)3.
a. Đâu là oxit bazơ?
b. Đâu là oxit axit?
2. Viết phương trình hoá học xảy ra nếu có khi cho : MgO, H2O, H2SO4, KOH, N2O5, Na2O tác dụng với:
a. CaO
b. SO2
c. HCl 
a*CaO tác dụng với: H2O, H2SO4, N2O5
Phương trình:
CaO + H2O Ca(OH)2
CaO + N2O5 Ca(NO3)2
CaO + H2SO4 CaSO4 + H2O
b*SO2 tác dụng với: H2O, KOH, Na2O
Phương trình:
SO2 + H2O H2SO3
SO2 + 2KOH K2SO3 + H2O 
SO2 + Na2O Na2SO3
c*HCl tác dụng với: MgO, KOH, Na2O
Phương trình:
HCl + KOH KCl + H2O
2HCl + MgO MgCl2 + H2O
2HCl + Na2O 2NaCl + H2O
3. Hoà tan hoàn toàn 12,6g Na2SO3 bằng 500ml dung dịch HCl 0,5M
a.Viết PTHH?
b.Tính thể tích chất khí thoát ra ở ĐKTC?
c.Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng ?(coi thể tích dung dịch không đổi)
4. Củng cố:
 Kết hợp trong lúc luyện tập
5. Dặn dò:
-Xem lại những kiến thức đã được luyện tập,
- Làm bài tập trong sgk
-Xem kĩ nội dung tiết thực hành ở bài thực hành 1: Chú ý chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hoá chất, đến ngồi đúng vị trí, đúng giờ. Làm tốt nội quy phòng học bộ môn.Nhớ mang theo bút viết bảng trong và bảng trong.
Ngày soạn: 15/09/2011
Tiết 9: thực hành: tính chất hoá học của oxit, axit
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được: 
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit.
- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hoá học của thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm cần chuẩn bị các dụng cụ và hoá chất sau:
-Dụng cụ: 
- giá ống nghiệm(1), kẹp gỗ(2), ống nghiệm(8), lọ thuỷ tinh(1), môi sắt(1), pipet(3).
-Hoá chất: CaO, P đỏ, HCl, Na2SO4, NaCl, BaCl2, quỳ tím.
C. Tiến trình thực hành:
1. ổn định tổ chức:
- GV: kiểm tra việc ngồi của các nhóm
HS: kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ hoá chất của cán bộ thiết bị đã phục vụ.
2. Bài cũ:
- Hãy nêu tính chất hoá học của oxit, axit?
HS: lên bảng trình bày
GV: nhận xét và lưu lại bảng.Rồi đặt vấn đề vào bài.
3. Tiến trình thực hành:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
- Hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm?
HS: đại diện nhóm trình bày
HS; tiến hành theo sự hướng dẫn của SGK:
- Cho một mẫu nhỏ CaO bằng hạt ngô vào đế sứ
- Đổ 1-2ml nước vào 
-Khi làm thí nghiemẹ này chúng ta cần lưu ý điều gì?
GV: kiểm tra việc tiến hành của các nhóm
-Nêu hiện tượng xãy ra?giải thích?
HS: đại diện nhóm đứng dậy trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV; ta thử sản phẩm tạo thành bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein
-Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào?
-Từ đó em có kết luận gì về tính chất hoá học của CaO?
HS; cũng tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của SGK.
- Lấy mẫu P đỏ bằng hat đậu cho vào môi sắt, đốt trong lọ thuỷ tinh miệng rộng
- P đỏ cháy hết đổ khoãng 1-2ml H2O vào và lắc nhẹ.
- Thử dung dịch bằng quỳ tím
- HS; đại diện nhóm đứng dậy nêu hiện tượng xảy ra, giải thích? Viết PTHH?
HS; nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
-Vậy em có nhận xét gì về tính chất hoá học của điphotphopentaoxit?
HS: Đọc nội dung theo SGK
- Để nhận biết các chất trên ta làm như thế nào?
HS: đọc cách tiến hành theo thí nghiệm như trong SGK;
- Ghi số thứ tự:1,2,3 cho mỗi lọ đựng các hoá chất
- Lấy ở mỗi lọ một ít nhỏ vào mẫu quỳ tím
-Lấy 1ml dung dịch axit đựng trong mỗi lọ cho vào 2 ống nghiệm khác.
- Nhỏ 1-2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm.
-Nêu hiện tượng xảy ra? Giải thích? Viết PTHH? Báo cáo kết quả ống 1:
- ống 2:
- ống 3:
HS: cá nhân viết bản tường trình theo sự hướng dẫn từ trước đến nay
GV: chấm bản tường trình của một số cá nhân.
1. Tính chất hoá học của oxit:
a. Thí nghiệm1: Phản ứng của CaO vơí nước:
- Phương trình:
CaO + H2O Ca(OH)2
b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước:
Phương trình:
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
2. Nhận biết các dung dịch:
-Nhận biết các dung dịch: H2SO4loãng, HCl, Na2SO4:
Lập sơ đồ:
 H2SO4, HCl, Na2SO4:
 + quỳ tím
 H2SO4,HCl Na2SO4
 + dd BaCl2
Có kết tủa không kết tủa
H2SO4 HCl
Phương trình:
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
3. Bản tường trình:
4. Dặn dò:
-Yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ, hoá chất, làm sach dụng cụ đã bẩn. Tổ trực nhật làm sạch phòng thực hành.
- GV: nhận xét buổi thực hành: tuyên dương, phê bình
- HS; hoàn thành tiếp bản tường trình
- Ôn kĩ lại những kiến thức đã học từ trước đến nay để tiết sau kiểm tra, chú ý đến các tính chất hoá học của oxit, axit. Cách nhận biết chất, cách giải toán theo PTHH có sử dụng nồng độ để làm bài cho tốt.
Ngày soạn: 18/09/2011
Tiết 10: KIểM TRA MộT TIếT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hệ thống lại những kiến thức cơ bản từ đầu năm học đến nay:oxit, axit, các tính chất cũng như cách nhận biết chúng.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, kĩ năng viết PTHH, cách giải toán theo PTHH.
B. MA TRẬN ĐỀ
Kiến thức
Trắc nghiệm khỏch quan
Tự luận
Tổng
NB
TH
VD
NB
TH
VD
Tớnh chất húa học của oxit, axit
1(0,5)
Canxi oxit, Lưu huỳnh đioxit
1
0,5
Axit clohiđric, Axit sunfuric
0,5
Mối quan hệ giữa oxit và axit
Tổng
B. Đề bài:
I,Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1:Hãy khoanh vào một trong các chữ cái A,B,C,D mà em cho là câu trả lời đúng:
1.Oxit axit là:
A.Là oxit của phi kim tương ứng với một axit
B.Là oxit tác dụng với bazơ tan tạo thành muối và nước
C.Là oxit có đầy đủ tính chất hoá học của một axit
D.Cả 3 ý trên đều đúng
2.Oxit bazơ là:
A.Là oxit có đầy đủ tính chất hoá học của một oxit bazơ.
B.Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ.
C.Là oxit tác dụng được với axit tạo thành muối và nước.
D.Cả 3 ý trên đều đúng.
3.Dãy các oxit bazơ là:
A. CuO, ZnO, K2O, Mn2O7 C. MgO, CaO, K2O, Na2O
B. HCl, Al2O3, MgO, FeO D. CO2, SO2, P2O5, NO
Câu2: Hãy nối các số 1,2,3,4 với một trong các chữ cái A,B,C,D hoặc E sao cho phù hợp?
Hiện tượng xảy ra
Thí nghịêm
A
Dung dịch màu xanh lam
1
Cho sắt (III)oxit tác dụng với dd HCl
B
Kết tủa trắng và dung dịch không màu
2
Thả mẫu kẻm trong dd axit sunfuric
C
Dung dịch màu vàng nâu
3
Cho dung dịch axit vào muối sunfit
D
Dung dịch không màu và khí thoát ra
4
Cho dung dịch axit HCl vào ống nghiệm đựng đồng (II) hiđroxit
E
Khí thoát ra làm đục nước vôi trong
II.Tự luận:
Câu1.Trình bày phương pháp hoá học nhận biết từng dung dịch sau: axit sunfuric, axitclohiđric, natrisunfat.
Câu2: Viết phương trình hoá học thể hiện sự chuyển đổi sau:
S 1 SO2 2 SO3 3 H2SO4 4 BaSO4
 5 6
 Na2SO3 K2SO4
3. Hoà tan hoàn toàn 2,4g m

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9 CKTKN.doc