Bài giảng Tiết 7: Glucozơ ( tiếp)
1.Về kiến thức: HS biết : khái niệm, phân loại cacbonhiđrat
- Hiểu được : Tính chất hóa học ,phản ứng lên men rượu .
2.Về kĩ năng :
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của glucozơ
- Phân biệt glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 4/9/2010 12D 12E Tiết 7: GLUCOZƠ ( Tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: HS biết : khái niệm, phân loại cacbonhiđrat - Hiểu được : Tính chất hóa học ,phản ứng lên men rượu . 2.Về kĩ năng : - Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của glucozơ - Phân biệt glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học - Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng 3. Về thái độ: - Biết được ứng dụng quan trọng của của glucozơ có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong y học - H/s thấy được tầm quan trọng của glucozơ và fructozơ đối với sức khoẻ của con người - Có ý thức sử dụng ,bảo vệ tài nguyên , môi trường II. Chuẩn bị : GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới III. Tiến trình bài Dạy : 1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu khái niệm chung về cacbohiđrat, phân loại cacbonhidrat, Tính chất vật lí, cấu tạo phân tử glucozơ, Viết CTCT dạng mạch hở. - Nêu tính chất hoá học của glucozơ/ Viết PTHH của PƯ - Làm bài tập 6 SGK 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Phản ứng lên men GV: Cho HS nghiên cứu SGK cho biết sản phẩm của PƯ lên men glucôzơ HS; viết phương trình phản ứng len men glucozơ. GV: Yêu cầu HS nêu KL về tính chất hoá học của glucôzơ. bổ sung nếu cần. Hoạt động 2 : Điều chế và ứng dụng * HS nghiên cứu sgk: Cho biết pư đ/c glucozơ. * HS tự viết phương trình phản ứng. Kết luận. * HS nghiên cứu ứng dụng trong sgk và tìm hiểu thực tế cuộc sống. Hoạt động 3 : fructozơ GV: yêu cầu HS nghiên cứu sgk cho biết đặc điểm cấu tạo của đồng phân quan trọng nhất của glucozơ là fructozơ. - HS: cho biết tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của fructozơ. GV: Yêu cầu HS cho biết tính chất hoá học đặc trưng của fructozơ. Giải thích nguyên nhân gây ra các tính chất đó. *HS: Có t/c tương tự glucozơ, khác là không có t/c anđehit do trong cấu tạo không có chức anđehit GV: Chú ý: Fructozơ tác dụng với AgNO3 trong NH3 và Cu(OH)2 trong môi trường kiềm do trong mt bazơ fructozơ chuyển thành glucozơ 3. Phản ứng lên men. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 KL: Phân tử glucôzơ có tính chất: - Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường → dd màu xanh lam - Tạo ra este chứa 5 gốc axit - Dưới tác dụng của ezim ở t0 30- 350C lên men cho SP là etanol và khí CO2 IV. Điều chế và ứng dụng 1. Điều chế - Trong CN đ/c bằng cách thuủy phân tinh bột nhờ xúc tác axit HCl hoặc ezim Ngoài ra còn thuỷ phân xelulozơ nhờ xt HCl (C6H10O5)n + nH2OnC6H12O6 2. ứng dụng (SGK). - Làm thuốc tăng lực - Dùng để tráng gương ruột phích - Sản xuất ancol etylic V. Đồng phân của Glucozơ: Fructozơ. -CTCT dạng mạch hở CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-C-CH2OH || O Có 5 nhóm OH và 1 nhóm C=O Cùng với dạng mạch hở fructozơ có thể tồn tại ở dạng mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh. Dạng 5 cạnh có hai đồng phân a và b. a-Fructozơ b-Fructozơ Glucozơ Fructozơ HOCH2-(CHOH)3-CO-CH2-OH * Tính chất vật lí : SGK * Tính chất hoá học: fructozơ có t/c tương tự glucozơ: Tác dụng với Cu(OH)2 → dd màu xanh lam Cu(C6H11O6)2 . Cộng hiđro cho poliancol C6H14O6 khác là không có t/c anđehit do trong cấu tạo không có chức anđehit Hoạt động 4: 3. Củng cố - luyện tập: - Nhắc lại nội dung chính của bài , HS thảo luận nhóm bài tập 5 SGK a) Dùng quỳ tím để nhận ra axit axetic( quỳ tím → đỏ) Dùng Cu(OH)2 nhận ra etanol ( Không làm tan Cu(OH)2 ) Dùng Cu(OH)2 trong môi trường OH- và đun nóng nhận ra glucozơ chất còn lại là glixerol b) Dùng Cu(OH)2 nhận ra etanol Dùng Cu(OH)2 trong môi trường OH- và đun nóng nhận ra glucozơ . c) Dùng quỳ tím để nhận ra axit axetic( quỳ tím → đỏ) Dùng Cu(OH)2 nhận ra glucozơ Dùng Cu(OH)2 trong môi trường OH- và đun nóng nhận ra fomanđehit. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc lí thuyết - Làm bài tập SBT phần glucozơ - Chuẩn bị bài Scaccarozơ,tinh bột, xenlulozơ. Kiểm tra của tổ CM(BGH) ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Tổ trưởng
File đính kèm:
- Tiet 7- glucozo(tiep).doc