Bài giảng Tiết 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Mục tiêu:

+ Nguyên tắc sắp xếp các ngtố hoá học vào bảng tuần hoàn

+ Cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm)

 + Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn => cấu hình electron và ngược lại

II. Nội dung:

1. Nguyên tắc sắp xếp các ngtố trong bảng tuần hoàn:

- Các ngtố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ngtử

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 7 	TUẦN 7
Chủ đề: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. Mục tiêu:
+ Nguyên tắc sắp xếp các ngtố hoá học vào bảng tuần hoàn
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm)
 	+ Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn => cấu hình electron và ngược lại
II. Nội dung:
1. Nguyên tắc sắp xếp các ngtố trong bảng tuần hoàn:
- Các ngtố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ngtử
- Các ngtố cùng số lớp e trong ngtử được xếp thành 1 hàng
- Các ngtố có cùng số e hoá trị trong ngtử được xếp thành 1 cột
* E hoá trị là những e có khả năng tham gia tạo thành liên kết hoá học, thường nằm ở lớp ngoài cùng và có thể ở cả phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hoà
2. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các ngtố hoá học:
	a) Ô ngtố: (STT ngtố)	 STT=số hiệu=số Z=số p=số e
	b) Chu kì: - Là dãy các ngtố xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân, có số lớp e bằng nhau và số e ngoài cùng biến thiên (khác nhau) 	STT CK = số lớp e
	c) Nhóm ngtố: - Là tập hợp các ngtố mà ngtử có cấu hình e tương tự nhau, tính chất hoá học gần giống nhau, có số e hoá trị bằng nhau và bằng STT nhóm	STT nhóm = số e hoá trị
- Mỗi nhóm chia thành 2 phân nhóm: 
+ Phân nhóm chính (A):
· Gồm các ngtố vừa thuộc CK nhỏ vừa thuộc CK lớn
· Dựa vào cấu hình e xác định PNC: ngtố s, p STT nhóm = số e ngoài cùng
 Nếu có thêm phân lớp d, f thì d, f phải bão hoà
+ Phân nhóm phụ (B):
· Gồm các ngtố chỉ thuộc chu kì lớn
· Dựa vào cấu hình e xác định PNP: ngtố d, f
 	 * Nếu d, f bão hoà ® STT nhóm = số e ngoài cùng
 	* Nếu d, f chưa bão hoà ® STT nhóm = số e phân lớp d (hoặc f) + số e ngoài cùng
 	 - Nếu từ 8®10: PNP VIII
 	 - Nếu >10: (STT nhóm – 10) STT PNP
III. Bài tập:
* Hai nguyên tử X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng chu kì thuộc bảng HTTH có tổng số điện tích hạt nhân là 25. Từ giả thiết trên hãy trả lời các câu hỏi thứ 1,2,3 sau đây.
	1) . Số điện tích hạt nhân của X và Y lần lượt là:
	A. 5 và 6 B. 7 và 8 C. 12 và 13 D. 11 và 12 
	2) X và Y thuộc chu kì nào:
	A. Chu kì 1 B. Chu kì 2 C. Chu kì 3 D. Chu kì 4
	3) X, Y thuộc các phân nhóm nào?
	A. X thuộc phân nhóm chính nhóm II, Y thuộc phân nhóm chính nhóm III
	B. X thuộc phân nhóm phụ nhóm II, Y thuộc phân nhóm chính nhóm III
	C. X thuộc phân nhóm phụ nhóm II, Y thuộc phân nhóm phụ nhóm III
	D. X thuộc phân nhóm chính nhóm I, Y thuộc phân nhóm chính nhóm II
	* Đề bài chung cho các câu 4,5,6
	Cho 5 cấu hình electron của 5 nguyên tố lần lượt là:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
1s2 2s2 2p4
1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
1s1
1s2 2s2 2p6 3s1
	4) Hãy xét xem cấu hình electron nào là cấu hình electron của nguyên tố kim loại? phi kim
1, 2, 3: kim loại 4,5: phi kim
1, 4: kim loại 2,3,5: phi kim
1, 2, 3: phi kim 4,5: kim loại
1,3,4: kim loại 2,5: phi kim
	5) Phân nhóm của các nguyên tố trên là
4, 5 thuộc phân nhóm chính nhóm I
1, 2 thuộc phân nhóm chính nhóm VI
3 thuộc phân nhóm chính nhóm VII
Cả A, B, C đều đúng
	6) Chu kì của các nguyên tố trên là
1,3,5 ở chu kì 3; 4 ở chu kì 1; 2 ở chu kì 2
1,3 ở chu kì 3; 4,5 ở chu kì 1
Cả A, B đều đúng
Cả A, B, C đều sai
 7) Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ?
 A. Số electron lớp ngoài cùng
B.
Số lớp electron
 C.Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
D.
Tỉ khối
 8) Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hoá học ?
 A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn
B.
Al ở ô thứ 13 trong bảng tuần hoàn
 C. Mg ở ô thứ 12 trong bảng tuần hoàn
D.
Si ở ô thứ 14 trong bảng tuần hoàn
 9) Các nguyên tố của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử mà quyết định tính chất của nhóm ?
 A. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1
B.
Số lớp electron như nhau
 C. Số notron trong hạt nhân nguyên tử
D.
Số electron lớp K bằng 2
 10) Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ?
 A. C, N, O
B.
Fe, Ni, Co
C.
Br, Cl, I
D.
O, Se, S
 11) Dãy nguyên tố có các số hiệu nguyên tử ( số thứ tự trong bảng tuần hoàn ) sau đây chỉ gồm các nguyên tố d ?
 A. 24, 39, 74
B.
11, 14, 22
C.
13, 33, 54
D.
19, 32, 51
 12) Nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học tương tự Canxi ?
 A. Stronti
B.
Cacbon
C.
Kali
D.
Natri
 13) Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ?
 A. Bitmut (Z=83)
B.
Nitơ (Z=7)
C.
Photpho (Z=15)
D.
Asen (Z=33)
 14) Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần ?
 A. O, S, Se, Te
B.
I, Br, Cl, P
C.
C, N, O, F
D.
Na, Mg, Al, Si
 15) Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg-Ca-Sr-Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều :
 A. tăng dần
B.
giảm dần
C.
tăng rồi giảm
D.
giảm rồi tăng
 16) Cho dãy các nguyên tố nhóm VA : N-P-As-Sb-Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều
 A. giảm dần
B.
tăng dần
C.
tăng rồi giảm
D.
giảm rồi tăng
 17) Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất?
 A. Ca và Mg
B.
P và S
C.
Ag và Ni
D.
N và O
 18) Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất là :
 A. Li (Z=3)
B.
Na (Z=11)
C.
Rb (Z=37)
D.
Cs (Z=55)
 19) Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng ?
Các nguyên tố nhóm IA
 A. dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững
 B. được gọi là các kim loại kiềm thổ
 C. dễ dàng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững
 D. dễ dàng cho 2 electron lớp ngoài cùng
 20) Biến thiên tính bazo các hidroxit của các nguyên tố nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là
 A. tăng
B.
giảm
C.
không thay đổi
D.
giảm sau đó tăng

File đính kèm:

  • docTIET7.doc
Giáo án liên quan