Bài giảng Tiết 7 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiết 9)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc(tác dụng với kim loại, tính háo nước).

- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp

2. Kỷ năng:

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiết 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 07: Ngày soạn://2010.
Bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG(tiếp theo)
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hóa học của axit nói chung
- Tính chất hoá học của axit sunfuric loãng
- Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng;
- Một số tính chất riêng của axit sunfuric đặc 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc(tác dụng với kim loại, tính háo nước).
- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp
2. Kỷ năng: 
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.
- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của axit 
- Nhận biết được dd axit HCl và dd muối clorua, axit H2SO4 và dd muối sunfat.
	- Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.
3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan, nêu vấn đề;
- Cùng tham gia. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Hoá chất: dd H2SO4 đặc, dd HCl, Ca(OH)2, Cu...
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, 
2. HS: Viết PTHH tính chất hóa học của axit, nghiên cứu bài mới. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng?
- Viết PTHH minh họa? 
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Vậy, axit sunfuric có những tính chất hóa học riêng nào, ứng dụng, sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp ntn... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (12’)
GV: Làm TN1
HS: Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH
HS: - Hiện tượng: Lá đồng tan dần có khí không màu, mùi hắc thoát ra
- Nhận xét: dd H2SO4 (đặc, nóng ) tác dụng với đồng, sinh ra khí lưu huỳnh đi oxit SO2 và dd CuSO4 màu xanh lam.
- Viết PTHH
GV: Làm TN2
HS: Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH
HS: Nêu hiện tượng, nhận xét, Viết PTHH
GV: Chốt kiến thức.
II. Tính chất hoá học:
 2. Axit sunfuric đặc có tính chất hóa học riêng:
a. Tác dụng với kim loại:
- TN: SGK
- Hiện tượng: Lá đồng tan dần có khí không màu, mùi hắc thoát ra.
- Nhận xét: dd H2SO4 đặc, nóng tác dụng với đồng, sinh ra khí lưu huỳnh đi oxit SO2 và dd CuSO4 màu xanh lam.
- PTHH:
Cu(r) + H2SO4 (đặc,nóng ) → CuSO4(dd) + SO2(k) + H2O(l)
b. Tính háo nước:
C12H22O11 12C + 11H2O
Hoạt động 2: (4’)
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh 1.12 SGK
Nêu ứng dụng của axit sunfuric?
HS: Nêu ứng dụng.
Hoạt động 3: (10’)
GV: Nêu pp và nguyên liệu sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp
HS: Nêu được pp và nguyên liệu sản xuất
GV: Có mấy công đoạn sx, viết PTHH ghi rõ điều kiện phản ứng
HS: nêu và viết được các PTHH từng giai đoạn của công đoạn.
GV: Chốt kiến thức
III. Ứng dụng: SGK 
IV. Sản xuất axit sunfuric:
1. Phương pháp: PP tiếp xúc
2. Nguyên liệu: Lưu huỳnh(hoặc quặng pirit), không khí và nước
3. Các công đoạn: 
- SX lưu huỳnh đioxxit bằng cách đốt lưu huỳnh trong không khí:
S(r) + O2(k) SO2(k)
- SX lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa SO2:
2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
- SX axit sunfuric bằng cách cho SO3 tác dụng với nước:
H2O(l) + SO3(k) → H2SO4(dd)
Hoạt động 4: (7’)
GV: Giảng như phần thông tin cung cấp
GV: Làm thí nghiệm
HS: Quan sát, nhận xét và viết PTHH
- Gốc sunfat trong axit sunfuric hoặc muối sunfat kết hợp với nguyên tố Bari trong phân tử BaCl2 tạo ra kết tủa trắng là BaSO4. GV: Chốt kiến thức
V. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat:
- PTHH:
H2SO4(dd)+ BaCl2(dd)→ BaSO4(r) + 2HCl(dd)
Na2SO4(dd)+BaCl2(dd)→BaSO4(r) + 2NaCl(dd)
- Ghi chú: SGK
IV. Củng cố: (5’)
- Cho HS làm bài tập 1-SGK trang 19.
- Hướng dẫn làm bài tập 3 SGK trang 19: Lập sơ đồ nhận biết, viết PTHH nếu có
V. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập 5a, 6(SGK). 
- Xem trước bài mới “Một số axit quan trọng(tiếp)”.
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc