Bài giảng Tiết 69: Ôn tập học kì II (tiếp)

1.1) Kiến thức: Giúp HS

- Củng cố đã đọc về các hợp chất hữu cơ.

- Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất.

- Củng cố các kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và phương pháp điều chế chúng.

- Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 69: Ôn tập học kì II (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 69 ÔN TẬP HKII (tt)
Tuần dạy 33
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: Giúp HS
Củng cố đã đọc về các hợp chất hữu cơ.
Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất.
Củng cố các kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
Thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và phương pháp điều chế chúng.
Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập.
Vận dụng tính chất của các chất vô cơ đã thiết lập để viết các PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
Củng cố các kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế
1.3) Thái độ: Giáo dục HS
Ý thức tích cực trong học tập để hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức vào bài tập.
2. TRỌNG TÂM
Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất.
Củng cố các kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập.
3.2) Học sinh: Ôn kiến thức về các chất hữu cơ đã học.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. KTM:
 4.3/ Bài mới : Giới thiệu bài: “ Glucozơ ”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức cơ bản về hợp chất hữu cơ 
- GV: gọi 3 HS lên bảng viết CTCT của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic 
  HS: Hoạt động nhóm và ghi vào vở các nội dung sau:
+ Đặc điểm cấu tạo của các hợp chất trên.
+ Phản ứng đặc trưng và ứng dụng của các hợp chất trên.
  HS: Đại diện nhóm báo cáo 
  HS: Các nhóm nhận xét 
- GV: Chốt vấn đề
* Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
- GV: Gọi HS nêu miệng câu hỏi 1, 2 SGK /168.
  HS: Đứng tại chỗ nêu miệng kết quả
- GV: Treo bảng phụ BT
- GV: Giao việc cho các nhóm hoạt động
+ Nhóm 1: BT3 SGK/168
+ Nhóm 2: BT4 SGK/168
+ Nhóm 3: BT5 SGK/168
+ Nhóm 4: BT6 SGK/168
  HS: Các nhóm thảo luận làm bài trên bảng nhóm
  HS: Đại diện nhóm báo cáo 
  HS: Các nhóm nhận xét 
- GV: Chốt vấn đề. Nhấn mạnh một số điểm trọng tâm
- GV: Tuyên dương cộng điểm cho nhóm tích cực, tham gia tốt, hoàn thành nhiệm vụ phân công.
 PHẦN II: HÓA HỮU CƠ
I. Kiến thức cần nhớ
 1. Công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic
* Metan * Axetilen: CH3 CH3
 H * Benzen: 
 H - C - H 
 H
* Etylen * Rượu etylic
 H H H H 
 C = C H – C – C – O – H 
 H H H H
* Axit axetic: H O
 H – C – C 
 H O – H 
 2. Các phản ứng quan trọng
 a. Phản ứng cháy của các hiđro cacbon, rượu etylic.
 b. Phản ứng thế của metan với clo và benzen với brom.
 c. Phản ứng cộng của etilen và axetilen, phản ứng trùng hợp của etilen.
 d. Phản ứng của rượu etylic với axit axetic, với natri.
 e. Phản ứng của axit axetic với kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối.
 g. Phản ứng thuỷ phân của chất béo, gluxit, protein.
 3. Các ứng dụng
 - Ứng dụng của hiđro cacbon
 - Ứng dụng của chất béo, gluxit, protein.
- Ứng dụng của polime.
II. Bài tập
 1. Bài tập 1 (SGK/ 168) 
 a. Đều là hiđro cacbon.
 b. Đều là dẫn xuất của hidro cacbon.
 c. Đều là hợp chất cao phân tử.
 d. Đều là este.
 2. Bài tập 2 (SGK/ 168) 
 a. Đều là nhiên liệu.
 b. Đều là gluxit.
 3. Bài tập 3 (SGK/ 168)
 Tinh bột GlucozơRượu etylic Axit axeticEtyl axetat 
(1) (-C6H10O5-)n + nH2OnC6H12O6
(2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
(3) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
(4) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
 4. Bài tập 4 (SGK/168) 
 Câu e đúng: Axetilen, etilen đều làm mất màu dd brom
 5. Bài tập 5 (SGK/168) 
 a) Dùng nước vôi trong để nhận ra khí CO2.
 Dùng dd brom để nhận ra C2H2.
 b) Dùng quỳ tím để nhận ra CH3COOH
 Dùng Na để nhận ra C2H5OH.
 c) Dùng quỳ tím hoặc dd Na2CO3 để nhận ra dd axit axetic.
 Dùng phản ứng tráng gương để nhận ra dd glucozơ.
 6. Bài tập 6 (SGK/168) 
 Số gam C có trong 6,6 gam CO2:
 Khối lượng H có trong 2,7 gam nước:
 Khối lượng oxi có trong hợp chất hữu cơ: 
 4,5 – (1,8 + 0,3) = 2,4 (g)
 Ta có tỷ lệ:
 = 0,15 : 0,3 : 0,15
 = 1 : 2 : 1
 Công thức đơn giản: (CH2O)n
 Theo đề bài: (12 + 16)n = 60
 n = 2
 Vậy công thức của hợp chất là C2H4O2.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: 
GV nhấn manïh kiến thức trọng tâm bài.
Cho HS trả lời bài tập 7 /SGK/ 168. (Chất A là protein)
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 
* Đối với bài học ở tiết học này: Học bài thật kĩ, chu đáo các bài học.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “ Thi học kì II ”. HS tự trang bị giấy để ghi nội dung bài thi.
 - Gv nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 69 on tap tt.doc