Bài giảng Tiết: 67: Thực hành 7

1.Kiến thức

-Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau:

 -Pha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định.

 -Pha loãng hai dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 67: Thực hành 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 28/04/2012
Ngµy gi¶ng: 02/05/2012
 Tiết: 67 	 
THỰC HÀNH 7
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau:
 -Pha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định.
 -Pha loãng hai dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.
2.Kĩ năng
- Tính toán được lượng hoá chất cần dùng.
- Cân, đo được lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết.
- Viết tường trình thí nghiệm.
 3.Thái độ
 Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ.
	GV:Dung dịch đường 15%; dung dịch NaCl 0,2M; đường khan; nước cất; cốc 150ml; đủa thủy tinh; ống nghiệm.
	HS: tìm hiểu bài học trước ở nhà.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra baì cũ
	GV nhắc lại bài thực hành
 3.Vào bài mới
	Như các em đã học xong về tính toán và pha chế một dung dịch . Tiết học này các em sẽ được thực hành để tính toán và pha chế được một dung dịch theo nồng cần muốn pha chế.
Nội dung thực hành.
1.Thực hành 1:Tính toán và pha chế dung dịch: 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%
*Tính toán mct = 15 x50/100 = 7,5 gam
+mH2O cần dùng là: 50 – 7,5 = 42,5 gam.
*Cách pha chế: Cân 7,5 gam đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5 gam nước, ta được dung dịch đường 15%.
2.Thực hành 2:Tính toán và giới thiệu cách pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M.
**Tính toán nNaCl = 0,2 x100/1000 = 0,02 mol
+m NaCl có khối lượng là: 58,5 * 0,02 = 1,17 gam.
*Cách pha chế: Cân 1,17gamNaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M.
3.Thực hành 3: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên.
*Tính toán mct = 5 x5 0/100 = 2,5 gam
+ Khối lượng dung dịch đường 15% chứa 2,5 gam đường là: mdd = 100 x 2,5/15 = 16,7 gam
+Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 16,7 = 33,3 gam.
*Cách pha chế: Cân 16,7gam dung dịch đường 15% cho vào cốc chia độ có dung tích 100ml. Rót từ từ 33,3 gam nước cất vào cốc và khuấy đều , được 50 gam dung dịch đường 5%.
4.Thực hành 4: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên.
*Tính toán nNaCl = 0,1 x50/1000 = 0,005 mol
+Thể tích của dung dịch NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005 mol NaCl là: vdd = 1000 x 0,005/0,2 = 25 (ml)
*Cách pha chế: Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 50ml, được 50ml dung dịch NaCl 0,1M.
4.Yêu cầu học sinh viết bản tường trình.
	HS viết bản thu hoạch sau khi làm thí nghiệm thực hành xong.
5.Dặn dò.
 Chuẩn bị đề cương ôn tập học kỳ II.
Ngµy so¹n: 28/04/2012
Ngµy gi¶ng:04/05/2012
 Tiết: 68 
ÔN TẬP THI HỌC KÌ II ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU
	-Cũng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh
	-HS hệ thống được kiến thức đã học.
	-Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng. 
 1.Ôn lại các khái niệm cơ bản:
	-Biết được cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
	-Ôn lại các công thức tính: số mol, khối lượng mol, khối lượng chất , thể tích và tỉ khối .
	-Ôn lại cách lập CTHH dựa vào: hóa trị, thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố.
 2.Rèn luyện các kĩ năng cơ bản về:
	-Lập CTHH của hợp chất.
	-Tính hóa trị của 1 nguyên tố trong hợp chất.
	-Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa m , n và V.
	-Biết vận dụng công thức về tỉ khối của các chất khí vào giải các bài toán hóa học.
	-Biết làm các bài toán tính theo PTHH và CTHH.
II.CHUẨN BỊ
-GV chuẩn bị bài tập để luyện tập cho HS
-HS bài học trước ở nhà.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp
 	2.Kiểm tra bài cũ
 	3.Vào bài mới 
	Để tiến hành thi học kí II tốt hơn tiết học này các em sẽ đựoc ông tập về một số kiến thức, để các em tiến hành thi học kí II.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ôn tập
?Nguyên tử là gì
?Nguyên tử có cấu tạo như thế nào 
?Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những hạt nào
?Nguyên tố hóa học là gì
-Yêu cầu HS phân biệt đơn chất, hợp chất và hỗn hợp. 
Bài tập 1: Lập CTHH của các hợp chất gồm:
Kali và nhóm SO4 
Nhôm và nhóm NO3
Sắt (III) và nhóm OH.
Magie và Clo.
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
Bài tập 2: Tính hóa trị của N, Fe, S, P trong các CTHH sau:
NH3 , Fe2(SO4)3, SO3, P2O5, FeCl2, Fe2O3
Bài tập 3: Trong các công thức sau công thức nào sai, hãy sửa lại công thức sai:
AlCl; SO2 ; NaCl2 ; MgO ; Ca(CO3)2
Bài tập 4: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a. Al + Cl2 4 AlCl3 
b. Fe2O3 + H2 4 Fe + H2O
a. P + O2 4 P2O5 
a. Al(OH)3 4 Al2O3 + H2O 
Bài tập 5: Hãy tìm CTHH của hợp chất X có thành phần các nguyên tố như sau: 80%Cu và 20%O. 
Bài tập 6:Cho sơ đồ phản ứng 
Fe + HCl 4 FeCl2 + H2 
a.Hãy tính khối lượng Fe và axit phản ứng, biết rằng thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là 3,36l.
b.Tính khối lượng FeCl2 tạo thành.
Hoạt động 1: Ôn lại 1 số khái niệm cơ bản 
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
-Nguyên tử gồm: + Hạt nhân ( + )
 + Vỏ tạo bởi các e (- )
-Hạt nhân gồm hạt: Proton và Nơtron.
-Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại có cùng số P trong hạt nhân.
Hoạt động 2: Rèn luyện 1 số kĩ năng cơ bản
- Bài tập 1:
CTHH của hợp chất cần lập là:
a. K2SO4 b. Al(NO3)3
c. Fe(OH)3 d. MgCl2 
Bài tập 2:
Bài tập 3 :Công thức sai	Sửa lại
AlCl
NaCl2
Ca(CO3)2	AlCl3
NaCl
CaCO3
Bài tập 4:
a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3 
b. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
a. 4P + 5O2 2P2O5 
a. 2Al(OH)3 g Al2O3 + 3H2O
Hoạt động 3: Luyện tập giải bài toán tính theo CTHH và PTHH
Bài tập 5: giả sử X là: CuxOy
Ta có tỉ lệ:
Vậy X là CuO.
Bài tập 6:
Fe + 2HCl g FeCl2 + H2 
a. Theo PTHH, ta có:
gmFe = nFe . MFe = 0,15.56=8,4g
gmHCl = nHCl . MHCl =0,3.36,5=10,95g
b.Theo PTHH, ta có: 
g
 4. Củng cố
 Hướng dẫn học sinh làm một số câu hỏi và bài tập để ôn tập.
I/ Lí Thuyết 
Câu 1 :Trình bầy tính chất vật lí và tính chất hóa học của oxi ?
Câu 2 : Oxit là gì ? có mấy loại oxit ?Cho ví dụ ? Phản ứng hóa hợp là gì ? Phản ứng phân hủy là gì ? Phản ứng thế là gì ? Phản ứng oxi hóa –khử là gì ? Cho ví dụ minh họa ?
Câu 3 :Trình bầy tính chất vật lí và tính chất hóa học của hidro ? Nêu ứng dụng của hidro.
Câu 4: Trình bầy tính chất hóa học của Nước ?
Câu 5 :Cho các chất có CTHH K2O , Al2O3 , ZnSO4 , P2O5 , KOH , H3PO4 , Fe(OH)2 , HNO3, Fe2(SO4)3 , CaO, Al(OH)3 , Cu(NO3)2 .
Hãy gọi tên từng chất và cho biết mỗi chất thuộc loại hợp chất nào ? (oxit , axit , ba gơ , muối )
Câu 6: Kim loại Mcos hóa trị (III) hãy viết CTHH
Ba zơ của M.
Muối của M với gốc axit (=SO4), (-NO3).
II/Bài Tập
Dạng 1: Nhận Biết
Câu 7 : có 4 bình chứa khí riêng biệt Khí O2 , H2 , N2 , CO2 . hãy nhận biết các khí trên .
Câu 8 : Có bốn lọ đựng riêng biệt , mất nhãn : nước cất , dung dịch axit H2SO4 , dung dịch NaOH , và dung dịch NaCl .Bằng cách nào có thể nhận biết được các chất trong mỗi lọ .
Dạng 2 :Viết và cân bằng phương trình hóa học .
Câu 9: Viết PTHH giữa khí hidro (H2) lần lượt với các chất sau: O2, PbO , Ag2O , Fe3O4 , Al2O3 , Fe2O3 .
Dạng 3 : Tính toán
Câu 10: Hòa tan K vào H2O thu được 4,48 lít H2 (đktc) tính ?
a, Khối lượng ba giơ sinh ra (KOH) ?
b, Dùng lượng H2 trên để khử FeO . tính lượng Fe tạo thành .
Câu 11: cho 13 g Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric (HCl)
a. Viết PTPƯ
b. Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
c.nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử 12 g bột CuO ở nhiệt độ cao . Thì chất nào còn dư ? dư bao nhiêu gam ?
Câu 12 ;cho 1,42g P2O5 vào nước tạo thành 500 ml dung dịch . Tính nồng độ ml của dung dịch thu được .
Câu 13 : Cho 6,5 g Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl . 1M
viết phương trình phản ứng
Tính thể tích khí H2 sinh ra. (đktc)
Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng .
5.Dặn dò
Làm một số bài tập và câu hỏi đã cho ở trên

File đính kèm:

  • docHOA 8.doc