Bài giảng Tiết 67: Polime (tiết 2)

1) Kiến thức: Giúp HS nắm được

- Định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime.

- Các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế. Từ công thức cấu tạo của một số polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức monome và ngược lại.

2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức đã được học về polime để giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 67: Polime (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct: 67 POLIME (tt) 
Ngày dạy:  
I. MỤC TIÊU 
1) Kiến thức: Giúp HS nắm được
Định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime. 
Các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế. Từ công thức cấu tạo của một số polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức monome và ngược lại.
2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
Vận dụng những kiến thức đã được học về polime để giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống.
3) Thái độ: Giáo dục HS: Ý thức tích cực trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên: Một số mẫu polime: chất dẻo, tơ, cao su (bộ dụng cụ chất dẻo)
2) Học sinh: Sưu tầm một số mẫu chất dẻo, tơ, cao su.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Hỏi đáp, trực quan, hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH :
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh lớp 9A
2/ Kiểm tra bài cũ : 
1. Polime là gì ? Polime được phân loại như thế nào ? Cho ví dụ. (10đ)
2. Hãy viết Công thức cấu tạo của PVC ? công thức chung và công thức một mắc xích của PVC ? Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào ?  (10đ)
- Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên.
- Dựa vào nguồn gốc, polime được chia thành 2 loại:
+ Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, protein,  
+ Protein tổng hợp: PE, PVC, tơ nilon, cao su buna, 
- Công thức cấu tạo của PVC:
...- CH2 –- CHCl - CH2 - CHCl -– CH2 -– CHCl –- CH2 –- CHCl –
 Công thức dạng chung: (-CH2 – CHCl-)n
 Công thức một mắc xích: - CH2 - CHCl-
 Mạch phân tử là mạch thẳng.
4đ
6đ
3đ
3đ
3đ
1đ
3/ Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài: Polime là nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì ? ứng dụng như thế nào ? 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dunïg của polime
- GV: Cho HS quan sát một số vật dụng chế tạo từ chất dẻo. 
  HS: Mô tả cách chế tạo các vật dụng đó. 
- GV: Yêu cầu HS nêu khái niệm chất dẻo.
  HS: Tìm hiểu thông tin, nêu k/niệm chất dẻo.
? Thành phần, ưu, nhược điểm ? ứng dụng của chất dẻo ? (Ưu điểm: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công)
Ú Liên hệ: Các chất phụ gia có thể gây độc hại, gây mùi, vì vậy cần chú ý khi sử dụng chất dẻo để đựng thực phẩm hoặc nước uống.
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh một số loại tơ đã chuẩn bị nêu khái niệm, cách phân loại theo nguồn gốc và ưu điểm của mỗi loại?
  HS: Tìm hiểu thông tin SGK tóm tắt nội dung.
- GV: Tơ hoá học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên: bền, đẹp, dễ giặt, phơi mau khô,
- GV: Cho HS quan sát vài mẫu SPcao su.
  HS: Kể tên một số vật dụng được chế tạo từ cao su.
- GV: Gọi HS nêu VD về tính đàn hồi của cao su nêu khái niệm
  HS: Minh họa về tính đàn hồi của cao su.
  HS: Nêu khái niệm về cao su.
- GV: thông báo về sự phân loại cao su.
? Từ các vật dụng được chế tạo từ cao su, hãy nêu ưu điểm và ứng dụng của cao su ? 
  HS: Làm vỏ dây điện, áo mưa, ..
II. Ứng dụng của polime
 1. Chất dẻo
 Chất dẻo là một vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime.
 - Thành phần chính của chất dẻo: polime.
 - Thành phần phụ của chất dẻo: chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia.
 2. Tơ
 Tơ là những polime ( thiên nhiên hay tổng hợp) có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
 - Tơ gồm tơ thiên nhiên: Có sẵn trong thiên nhiên.
 - Tơ hoá học: (tơ nhân tạo và tơ tổng hợp)
 3. Cao su 
 - Cao su là polime có tính đàn hồi.
 - Cao su phân thành 2 loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
 - Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước và khí, chịu mài mòn, cách nhiệt, 
4/ Củng cố và luyện tập : 1 HS nêu kết luận.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
Học bài, làm bài tập 5/ 165 SGK.
Chuẩn bị: Bài thực hành: “Tính chất của Gluxit”
GV nhận xét tiết dạy.
V. RÚT KINH NGHIỆM 
 1. Nội dung.
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
Hướng khắc phục : 
2. Phương pháp 
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
Hướng khắc phục : 
3. Hình thức tổ chức.
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
 c) Hướng khắc phục : 

File đính kèm:

  • doctiet 66 polime tt.doc
Giáo án liên quan