Bài giảng Tiết 67 - Bài 45: Hoá học và vấn đề môi trường
. Kiến thức
- Hỉểu ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường sống ( khí quyển, nước, đất)
- Biết và vận dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kĩ năng
- Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường.
- Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,.
Tiết 67. § 45. HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hỉểu ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường sống ( khí quyển, nước, đất) Biết và vận dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày. 2. Kĩ năng Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường. Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,... II. CHUẨN BỊ Giáo viên Hệ thống câu hỏi đàm thoại. Tư liệu, tranh ảnh, băng đĩa về ô nhiễm môi trường, một số biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới. Học sinh Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. Đọc thêm, sưu tầm một số tranh ảnh liên quan tới bài học. III. PHƯƠNG PHÁP Phương pháp học tập chủ yếu là: Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm Ngoài ra sử dụng phương pháp: Thuyết trình, sử dụng phương tiện trực quan IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1. GV yêu cầu học sinh: Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí mà em biết ? Đưa ra nhận xét về không khí sạch và không khí bị ô nhiễm và tác hại của nó ? GV: Vậy nguồn nào gây ô nhiễm không khí ? Những chất hóa học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào ? HS: Thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp và rút ra kết luận. Hoạt động 2. HS: đọc tài liệu , từ các thông tin khác, trả lời các câu hỏi: Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ? Đưa ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó . Nguồn gây ô nhiễm nước do đâu mà có ? Những chất hóa học nào thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng như thế nào đến con người và sinh vật khác ? HS: Thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp và rút ra kết luận Hoạt động 3. HS: đọc tài liệu , từ các thông tin khác, trả lời các câu hỏi: Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn đất ? Đưa ra nhận xét về đất bị ô nhiễm và tác hại của nó . Nguồn gây ô nhiễm đất do đâu mà có ? Những chất hóa học nào thường có trong nguồn đất bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng như thế nào đến con người và sinh vật khác ? HS: Thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp và rút ra kết luận Hoạt động 4. GV: Bằng cách nào có thể xác định được môi trường bị ô nhiễm ? HS : Tìm hiểu những thông tin trong bài học để trả lời câu hỏi và nêu phương pháp xác định . GV: Nêu tình huống cụ thể và yêu cầu học sinh đưa ra phương pháp giải quyết. HS: Tìm hiểu thêm thông tin trong sách giáo khoa, quan sát hình vẽ thí dụ về xử lí chất thải, khí thải trong công nghiệp. Tiến hành thảo luận nhóm, phân tích tác dụng của mỗi công đọan và rút ra nhận xét chung về một số biện pháp cụ thể trong sản xuất, đời sống về: Xử lí khí thải. Xử lí chất thải rắn. Xử lí nước thải. I. HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ô nhiễm môi trường không khí Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Do thiên nhiên Do hoạt động của con người: khí thải công nghiệp, khí thải do hoạt động giao thông vận tải, khí thải do sinh hoạt Tác hại của ô nhiễm không khí Hiệu ứng nhà kính Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người Ảnh hướng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật Tạo ra mưa axit Ô nhiễm môi trường nước a. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước Do tự nhiên Do con người: nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động giao thông vận tải b. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của động thực vật Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Ô nhiễm môi trường đất a. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất Do tự nhiên Do con người: tác nhân hoá học, tác nhân vật lí, tác nhân sinh học b. Tác hại của ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm với hệ sinh thái đất Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất II. HOÁ HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Nhận biết môi trường bị ô nhiễm Quan sát Sử dụng các thuốc thử xác định độ pH của môi trường nước, đất; xác định nồng độ của một số ion kim loại nặng Sử dụng các dụng cụ đo Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường Hoá học có vai trò to lớn trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường: Phương pháp hấp thụ Phương pháp hấp phụ Phương pháp oxi hoá - khử Củng cố GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4, 5 SGK – 204, 205 HS: Làm các bài tập theo yêu cầu của GV Dặn dò GV: Hướng dẫn HS làm các BTVN và chuẩn bị bài học mới.
File đính kèm:
- GA HK II Lop 12 Phan 22.doc