Bài giảng Tiết 66: Polime (tiết 2)

1) Kiến thức: Giúp HS biết

- Định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime.

- Các khái niệm: Chất dẻo, tơ, caco su, những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế. Từ công thức cấu tạo của một số polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức monome và ngược lại.

2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 66: Polime (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct: 66 POLIME 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU 
1) Kiến thức: Giúp HS biết
Định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime.
Các khái niệm: Chất dẻo, tơ, caco su, những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế. Từ công thức cấu tạo của một số polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức monome và ngược lại.
2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
Vận dụng những kiến thức đã được học về polime để giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống.
3) Thái độ: Giáo dục HS: Ý thức tích cực trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên: Một số mẫu vật chế tạo từ polime 
2) Học sinh: Đọc trước ND bài “Polime”
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Hỏi đáp, trực quan, hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH :
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh lớp 9A
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi 
- Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của protein ? (10đ)
Đáp án 
 - Cấu tạo phân tử: protein có phân tử khối rất lớn, có cấu tạo rất phức tạp, gồm nhiều mắc xích, mỗi mắc xích là một amino axit.
 - Tính chất:
* Protein + nước hỗn hợp amino axit
* Protein tạo ra chất bay hơi có mùi khét.
* Protein tạo ra chất kết tủa trắng 
Điểm
4đ
2đ
2đ
2đ
3/ Giảng bài mới : Giới thiệu bài: Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, Vậy Polime là gì ? Nó có cấu tạo, t/chất và ứng dụng ntn ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về polime
- GV: Yêu cầu HS viết công thức của tinh bột, xenlulozơ, poli etilen. 
  HS: Nhận xét về kích thước phân tử, phân tử khối của các chất đó. 
- GV: bổ sung và đưa ra định nghĩa.
- GV: Nêu ra một số polime như: Tơ tầm, tinh bột, cao su, nhựa PE, nhựa PVC, 
   HS: Hoạt động nhóm phân loại các polime.
  HS: Đại diện nhóm báo báo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV: Nhận xét, chốt ý
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng công thức SGK /161 và mắt xích của các polime.
  HS: điền c.thức chung và mắc xích của poli etylen, tinh bột, xenlulozơ, Poli (vinyl clorua) 
+ Poli etylen: (-CH2- CH2-)n
+ Tinh bột, xenlulozơ: (-C6H10O5-)n
+ Poli (vinyl clorua): ( -CH2 - CH -)n 
 Cl
- GV: Nhận xét, sửa sai (nếu có).
? Em có nhận xét gì về trạng thái, tính chất, khả năng bay hơi của 1 số polime mà em biết.
- GV: Kết luận.
I. Khái niệm về polime
 1. Polime là gì ?
- Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên.
- Dựa vào nguồn gốc polime được chi làm hai loại chính:
 + Polime thiên nhiên: Có sẵn trong tự nhiên 
 Ví dụ: Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên, protein, 
 + Protein tổng hợp: do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
 Ví dụ: poli etylen, PVC, tơ nilon, cao su buna.
 2. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào ?
 a. Cấu tạo
 Phân tử polime cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau. Tuỳ đặc điểm các mắt xích có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh.
 b. T ính chất
 - Polime thường là chất rắn, không bay hơi
- Hầu hết không tan trong nước và các dung môi thông thường bền vững trong tự nhiên.
4/ Củng cố và luyện tập : HS làm các bài tập 1, 2, 3 SGK / 165.
BT1: Câu d đúng nhất
BT2: Các từ điền: a) rắn ; b) không tan ; c) Thiên nhiên, tổng hợp ; d) tổng hợp th.nhiên
BT3: Poli etilen, xenlulozơ, PVC, đều là mạch thẳng. Tinh bột có cấu tạo mạch nhánh.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
Học bài, đọc mục em có biết SGK/164
Chuẩn bị: Phần II bài: “Polime” SGK/162-164 (Sưu tầm một số mẫu chất dẻo, tơ, cao su)
GV nhận xét tiết dạy.
V . RÚT KINH NGHIỆM 
1. Nội dung.
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
Hướng khắc phục : 
2. Phương pháp 
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
Hướng khắc phục : 
3. Hình thức tổ chức.
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
 c) Hướng khắc phục : 

File đính kèm:

  • doctiet 63 polime.doc
Giáo án liên quan