Bài giảng Tiết 66: Bài 54: Polime (tiếp theo)

1. Kiến thức: Hs nắm được :

 - Định nghĩa,cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.

- Khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.

- Từ công thức cấu tạo của một số polime học sinh viết được công thức tổng quát từ đó suy ra công thức của polime và ngược lại.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng liên hệ thực tế đời sống với hoá học hữu cơ.

3. Thái độ: - Có hứng thú học tập bộ môn

II . CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 66: Bài 54: Polime (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
 Tiết: 66 Ngày dạy: 
 Bài 54. POLIME (tt) 
 I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Hs nắm được :
 - Định nghĩa,cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.
- Khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
- Từ công thức cấu tạo của một số polime học sinh viết được công thức tổng quát từ đó suy ra công thức của polime và ngược lại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng liên hệ thực tế đời sống với hoá học hữu cơ.
3. Thái độ: - Có hứng thú học tập bộ môn
II . CHUẨN BỊ: 
A. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Các vật dụng làm từ nhựa, tơ, cao su
- Tranh ảnh cách thức làm tơ và khai thác cao su
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - xem trước bài - Tìm hiểu thông tin về tơ, nhựa và cao su
B. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan – Nêu vấn đề – Thảo luận nhóm
III . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1. Ổn định. Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra. Gv yêu cầu Hs làm bài tập 3 SGK
 + Poli etilen, polivinyl clorua, xenlulozơ là mạch thẳng
 + Tinh bột là mạch nhánh
- Hs viết được cấu tạo của polime
- Gv nhận xét và cho điểm
 3. Giới thiệu bài : Polime rất quan trọng trong cuộc sống đó là chất dẻo, tơ, cao su và chúng có ứng dụng như thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu. 
4. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất dẻo có ứng dụng gì?
III. ỨNG DỤNG CỦAPOLIME
1. Chất dẻo là gì?
- Là vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime.
- Thành phần của chất dẻo:
+ Thành phần chính: polime
+ Thành phần phụ: chất dẻo hoá, chất độn, chất phụ gia.
- Chất dẻo có những ưu điểm :
 Nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
- Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi về:
+ Chất dẻo là gì? 
+ Tính chất của nó như thế nào?
+ Thành phần chất dẻo?
- Gv gợi ý cho Hs so sánh một số vật được chế tạo bằng chất dẻo với các vật tương tự chế tạo bằng gỗ, kim loại.
+ Nêu ưu điểm của chất dẻo?
- Gv giải thích cho Hs :Tuy nhiên chất dẻo có một nhược điểm là kém bền nhiệt.
- Các nhóm khác nhận xét và báo cáo
- Hs thảo luận nhóm và trả lời:
+ Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime
+ Có tính dẻo 
+ Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime, tuy nhiên có một số chất khác như chất độn, chất hóa dẻo, chất phụ gia..
- Hs so sánh chất dẻo với các chất khác:
+ Nhẹ bền, cách điện, cách nhiệt, dể gia công.
- 
Hs các nhóm báo cáo
Hoạt động 2: Tìm hiếu tơ có những ứng dụng gì?
2. Tơ là gì?
- Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo sợi dài.
- Tơ được phân thành hai loại:
+ Tơ tự nhiên 
+ Tơ nhân tạo
- Gv cho Hs đọc thông tin SGK
+Tơ là gì?
+ Có mấy loại tơ ?
+ Ưu và nhược điểm từng loại?
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sơ đồ phân loại tơ trong SGK và tóm tắt.
- Gv lưu ý Hs khi sử dụng các vật dụng bằng tơ: không giặt bằng nước nóng, tránh phơi nắng, là ủi ở nhiệt độ cao.
- Hs đọc thông tin SGK
+ Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo sợi dài
+ Gồm có tơ nhiên nhiên và tơ hóa học
+ Tơ hóa học có nhiều ưu điểm như : bền, đẹp, khi giặt dể sạch, dể phơi khô
- Hs tóm tắc sơ đồ SGK
Hoạt động3: Tìm hiếu cao su có những ứng dụng gì?
3. Cao su là gì?
- Là vật liệu polime có tính đàn hồi.
- Cao su được chia thành 2 loại:
+ Cao su tự nhiên
+ Cao su tổng hợp
- Ưu điểm của cao su: đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện.
- Gv cho Hs thảo luận trả lời câu hỏi trên bảng phụ sau:
+ Hãy nêu các vật dụng xung quanh làm bằng cao su mà em biết?
+ Tính chất chung của các vật dụng đó là gì?
+ Cao su là gì?
+ Xuất phát từ nguồn gốc người ta chia cao su làm mấy loại?
+ Em hãy so sánh phu cao su thời chống Pháp với công nhân cao su ngày nay? (để thấy được sự thay đổi lớn lao trong đời sống của người làm nghề trồng và khai thác cao su.)
- Gv yêu cầu đại diện vài nhóm trả lời 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Hs thảo luận theo câu hỏi :
+ Lốp xe, ủng, nón, bao tay,,,,,
+ Không thấm nước , có tính đàn hồi cao, không thấm khí.
+ Cao su là các polime thiên thiên hay tổng hợp có tính đàn hồi cao
+ Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
+ Chỉ cần hiểu rỏ câu : ‘Cao su đi dể khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo.’
- Hs đại diện có thể phân tích 
- Các nhóm khác bổ sung
IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Gv cho Hs đọc phần kết luận SGK
- Cho Hs đọc phần em có biết
- Làm bài tập 4 SGK
 + Công thức mắt xích chung của PVC: ( - CH -CH2 -)n
 Cl
 + Mạch phân tử PVC là mạch thẳng
 + Để phân biệt da làm bằng PVC giả và thật ta chỉ cần đem đốt.
2. Dặn dò: 
- Về nhà làm bài tập SGK - Chuẩn bị tiết thực hành
V . NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 66 Polime Hoa 9.doc
Giáo án liên quan