Bài giảng Tiết : 66 - Bài 54: Polime (tiếp)

 

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết khái niệm về chất dẻo, tơ sợi, cao su.

- Biết các ứng dụng chủ yếu của Polime trong thực tế.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết một số sản phẩm là Polime.

3. Thái độ:

- Yêu hích môn học.

- Biết quý trọng cá sản phẩm thuộc Polime.

II. Chuẩn bị:

- Mẫu vật một số sản phẩm Polime.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 66 - Bài 54: Polime (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Tiết : 66
bài 54: polime (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết khái niệm về chất dẻo, tơ sợi, cao su.
- Biết các ứng dụng chủ yếu của Polime trong thực tế.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết một số sản phẩm là Polime.
3. Thái độ:
- Yêu hích môn học.
- Biết quý trọng cá sản phẩm thuộc Polime.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu vật một số sản phẩm Polime.
- Tranh các sản phẩm thuộc Polime.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Polime là gì? có cấu tạo và tính chất như thế nào.
3. Bài mới: (30')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (10')
Tìm hiểu chất dẻo.
GV. đưa một số sản phẩm thuộc chất dẻo như cốc, rổ, vỏ bút...
HS. quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
? chất dẻo là gì.
? Chất dẻo có những đặc điểm gì.
? Kể tên một số vật dụng bằng chất dẻo
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
GV. Thông tin thành phần chủ yếu của chất dẻo là Polime và một số chất độn khác( Thêm hoá chất dẻo để tăng tính dẻo, thêm chất độn để tăng độ bền....)
Các chất phụ gia có thể gây độc vì vậy cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ bằng chất dẻo để đựng đồ ăn uống.
? So sánh ưu điểm giữa sản phẩm chất dẻo và sản phẩm bằng kim loại.
HS. so sánh
II. ứng dụng của Polime.
1. Chất dẻo là gì?
- Chất dẻo là vật liệu được chế tạo từ Polime và có tính dẻo.
- Ví dụ: Chậu, xô, giỏ...
- Các sản phẩm làm từ chất dẻo thường nhẹ, cách điện, dễ gia công....
Hoạt động 2: (10')
Tìm hiểu tơ sợi
GV. treo tranh một số loại tơ, sợi.
HS. quan sát quan sát tranh ảnh một số loại tơ và nêu khái niệm
? Hãy n/c thông tin sgk và phân loại tơ theo nguồn gốc và nêu đặc điểm của mỗi loại.
HS. n/c trao đổi và nêu nhận xét.
? So sánh ưu điểm của tơ thiên nhiên (tơ tằm) với tơ nhân tạo (hoá học)
HS. so sánh.
GV. thông tin; hằng năm trên thế giới sản xuất một lượng lớn tơ hoá học đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
2. Tơ là gì?
* Khái niệm: Tơ là những Polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
* Tơ sợi gồm 2 loại.
- Tơ thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên như tơ tằm, bông, đay...
- Tơ hoá học:
+ Tơ nhân tạo: Chế biến hoá học từ các Polime thiên nhiên như tơ axetat....
+ Tơ tổng hợp: chế tạo từ các chất đơn giản như tơ nilon, Capron...
=> Tơ hoá học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên chúng thường bền và đẹp, dễ giặt, khô nhanh...
Hoạt động 3: (10')
Tìm hiểu cao su.
GV. Cho hs quan sát vài mẫu cao su.
HS. quan sát.
? Kể tên một số vật dụng đựơc chế tạo từ cao su.
HS. Kể tên: áo mưa, xăm, lốp ôtô xe máy...
? Cao su có tính chất quan trọng nào.
HS. trả lời: tính đàn hồi và chịu lực...
? Nêu khái niêm về cao su.
HS. trả lời.
? Cao su có những ứng dụng gì.
HS. trả lời.
3. Cao su là gì?
- Khái niệm: Cao su là Polime (thiên nhiên, hay tổng hợp) có tính đàn hồi cao.
- Cao su có 2 loại:
+ Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su ( H5/18)
+ Cao su tổng hợp chế taọ từ các chất đơn giản ( C2H5OH -> cao su buna)
- Cao su có tính đàn hồi cao nên được sử dụng làm dây chằng rất tốt.
- Cao su có nhiều ứng dụng quan trọng trong nền kinh tế như sản xuất xăm, lốp xe, áo đi mưa, ống dẫn...
4. Củng cố: (8')
- GV. chốt lại toàn bài.
- HS. đọc kết luận cuối bài, đọc phần em có biết.
HS. Làm bài tập 5/165
Đ/A:
Là Polime vì nếu đốt PVC, Protein -> CO2+ H2 + SP khác/.
 đốt tinh bột: SP là CO2 và H2O nên không phù hợp.
5. Dặn dò: (1')
- Hoàn thành các bài tập và vở.
- Chuẩn bị trước bài 55 để thực hành lấy điểm một tiết.

File đính kèm:

  • docTiet 66.doc
Giáo án liên quan