Bài giảng Tiết 65 - Bài 54: Polime (tiết 5)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Định nghĩa, câu tạo, phân loại polime(polime thiên nhiên và polime tổng hợp).
- Tính chất chung của polime
2. Kỹ năng:
- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,. từ các monome.
- Sử dụng bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả.
Tiết 65: Ngày soạn://2011. Bài 54: POLIME Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của protein - Định nghĩa, câu tạo, phân loại polime... A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Định nghĩa, câu tạo, phân loại polime(polime thiên nhiên và polime tổng hợp).. - Tính chất chung của polime 2. Kỹ năng: - Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,... từ các monome. - Sử dụng bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả. - Phân biệt một số vật liệu polime. - Tính toán được khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp 3. Thái độ: - Đam mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn. Tự giác tích cực B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Một số mẫu vật tranh ảnh một số sản phẩm chế tạo từ polime. 2. HS: - Sưu tầm một số đồ dùng, dụng cụ về chất dẻo, tơ sợi, cao su, ôn tập các bài học: etilen, tinh bột, xenlulozơ ... D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Có 2 mảnh lụa bề ngoài giống nhau: 1 chất từ sợi tơ tằm và một được dệt từ sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản nhất để phân biệt chúng? III. Nội dung bài mới: (34’) 1. Đặt vấn đề: (1’) Các em đã gặp 1 số hợp chất: Polietilen, Tinh bột, Xenlulozơ, Protein; những hợp chất này đều có phân tử khối lớn. Trong hoá học những hợp chất này được gọi là Polime, Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy Polime là gì? Nó có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?... 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1: (16’) - GV: ? CTPT của các hợp chất đã học polietilen, tinh bột, xenlulozơ? ? Những hợp chất này có đặc điểm chung về kích thước phân tử, khối lượng phân tử, cấu tạo phân tử? - GV bổ sung. ? Vậy Polime là gì? - GV cho HS quan sát 1 số polime: Tơ tằm, bông, tinh bột, cao su, nhựa P.E, P.V.C. - Yêu cầu HS phân loại theo nguồn gốc. - GV cho HS nhận xét cách phân loại sau đó GV đưa ra đáp án đúng về phân loại polime. I. KHÁI NIỆM VỀ POLIME I. Polime là gì? - Ví dụ: + Polietilen: (- CH2 – CH2 - )n + T. Bột, Xenlulozơ: (- C6H10O5 -)n - Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên. * Phân loại: 2 loại + Polime thiên nhiên: Có sẵn trong tự nhiên (TB, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên ...) + Polime tổng hợp: Con người tổng hợp từ các chất đơn giản: Polietilen, polivinylclorua, tơ nilon, cao su buna ... b. Hoạt động 2: (17’) ? Từ định nghĩa cho biết Polime có cấu tạo chung như thế nào? - Từ công thức chung ® viết ra các mắc xích cấu tạo. - GV cho HS quan sát hình vẽ 5.15. Giới thiệu thêm về mạng không gian. ? Các polime có trạng thái, khả năng bay hơi, tính tan như thế nào? II. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào? * Cấu tạo: - Gồm nhiều mắc xích liên kết với nhau. Ví dụ: Polietilen: - CH2 – CH2 - Tinh bột, Xenlulozơ: - C6H10O5 - Polivinylclorua: - CH2 – CHCl - ® Các mắc xích liên kết với nhau thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh, mạng không gian. * Tính chất: - Chất rắn, không bay hơi. - Hầu hết không tan trong nước hoặc các chất dung môi thông thường (1 số P tan được trong Axeton, xăng ...) IV. Củng cố: (3’) - GV cho học sinh làm bài tập 1, 2 (SGK – 165). V. Dặn dò: (3’) - Về nhà học bài cũ. - Làm các bài tập: 3, 4 (SGK - 165). - Sưu tầm 1 số đồ dùng (hoặc tranh ảnh) về các loại sản phẩm chất dẻo, tơ sợi, cao su ...
File đính kèm:
- tiet 65 hoa 9.doc