Bài giảng Tiết 64: Protein (tiết 2)

1. Kiến thức:

- Biết được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử( do nhiều amino axít tạo nên) và khối lượng phân tử của protein.

- Tính chât hoá học: phản ứng thuỷ phân có xúc tác là axít, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có tác dụng của hoá chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 64: Protein (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/4/2011
Ngày dạy: 26(9B); 27/4(9A)
Tiết 64: protein
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử( do nhiều amino axít tạo nên) và khối lượng phân tử của protein.
- Tính chât hoá học: phản ứng thuỷ phân có xúc tác là axít, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có tác dụng của hoá chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật... rút ra nhận xét về tính chất.
- Viết được sơ đồ phản ứng thuỷ phân protein
- Phân biệt protein với chất khác.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức học tập.
II. đồ dùng: 
Giáo viên: Tranh vẽ một số loại thực phẩm thông dụng.
 Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đèn cồn.
 Lòng trắng trứng, cồn 900, nước, tóc, lông gà, vịt.
Học sinh: Ôn tập kiến thức liên quan.
III. Phương pháp: 
 Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
iv.tổ chức giờ dạy (Thời gian 5 phút.)
1.Tổ chức lớp: 	
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ ? Viết phương trình phản ứng nếu có ?
 Hoạt động1 : (Thời gian 15 phút)
Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí.
- Mục tiêu: Hs biết trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, cấu tạo phân tử.
- Đồ dùng: ảnh một số mẫu vật chứa prôtein.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Yêu cầu HS quan sát Hình 5.14 và thông tin SGK, kiến thức đã học:
? Prô tê in có ở đâu ? Nêu ví dụ ?
? Trong cơ thể người, động vật có vai trò gì ?
? So sánh lượng prô tê in trong thực vật với động vật và thực vật với thực vật.
 Hướng dẫn HS có 2 loại prô tê in ( theoTP) prô tê in đơn giản được tạo thành từ các a mi nô axit, prô tê in phức tạp ngoài các aminoaxit còn có các thàh phần khác không phải là a mi nô axit ( lớp 9 chỉ xét prô tê in đơn giản ).
- Trong sinh học đã học hãy nhận xét về thành phần của tinh bột và prô tê in có gì giống và khác nhau ? hoặc GV viết 1 a mi nô a xít và thành phần cho HS so sánh.
aminôaxêtic: (H2N-CH2-COOH)n( C6H10O5)n
- Thành phần nguyên tố của prôtêin gồm những gì ?
 Viết prô tê in đơn giản do n phân tử aminôaxêtic tạo thành:
(H2N-CH2-COOH)n
? Nhận xét về phân tử khối của prôtêin.
? Nhận xét về cấu tạo phân tử của prôtêin.
? Phân tử prôtêin do các phân tử nào tạo nên.
? Phân tử prôtêin tồn tại ở dạng cấu tạo và cấu trúc không gian như thế nào ?
+ So sánh với Axit axêtic.
 ( dạng cấu tạo và cấu trúc không gian khác nhau có 4 mức cấu trúc của prô tê in:
- Bậc 1: Là trật tự sắp xếp của các a mi nô a xít trong phân tử.
- Bậc 2: Là cấu dạng của phân tử prô tê in ( dạng xoắn, dạng gấp ).
- Bậc 3: Là dạng của mạch pô li pép tít cuộn lại trong không gian.
- Bậc 4; Là tổ hợp hai hay nhiều phân tử prô tê in kết hợp với nhau nhờ lực hút van đéc van hoặc liên kết hi đrô.
I. Trạng thái tự nhiên.
- Prô tê in có trong mọi bộ phận cơ thể người, Động vật, thực vật như: Trứng, thịt, máu, sữa, tóc, rễ, thân, lá..
II. Đặc điểm cấu tạo phân tử
a) Thành phấn nguyên tố:
+ Gồm: C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại...
( N 15 18% về khối lượng )
( C 52%; H 7%; O 22%; N 15 18% còn lại là S, P, kim loại ).
b) Cấu tạo phân tử:
- Protêin có phân tử khối rất lớn từ vài vạn đến vài triệu đ.v.c và có cấu tạo phức tạp.
- Cấu tạo gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn do nhiều mắt xích tạo nên, mỗi mắt xích là 1 aminôaxit.
Prôtêin được tạo ra từ các aminô axit.
Hoạt động2 : (Thời gian 20 phút)
Tính chất hoá học và ứng dụng của glucôzơ.
- Mục tiêu: Hs biết tính chất hoá học và ứng dụng của glucôzơ
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
? Prô tê in tham gia phản ứng thủ phân sản phẩm tạo thành gì ?
? Trong quá trình T.Hoá prôtêin xảy ra phản ứng thuỷ phân nhờ điều kiện nào ?
? Sản xuất bột ngọt có nhờ phản ứng thuỷ phân không ? Vì sao ?
? Đồ dùng bằng len, dạ làm bằng lông thú có nên giặt bằng xà phòng có tính bazơ cao không ? vì sao ?
? Trong các loại thức ăn ? Thức ăn nào có prô tê in cao ?
Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm:
? Đốt tóc hay lông gà, vịt.
? Nhận xét hiện tượng ?
? Nếu phân biệt da thật và giả da bằng cách nào ? Lụa tơ tằm và lụa làm bằng tơ hoá học ?
Hướng dẫn tại sao không tan trong nước. 
 Nếu hợp chất hữu cơ có phân tử khối rất lớn sự tan trong nước như thế nào ?
 Prôtêin có phân tử khối như thế nào ? có tan trong nước không ? ( có 1 số loại tan được trong nước vì trong phân tử có nhiều nhóm nguyên tử có thể tương tác với nước:
VD: Nhóm aminô axit, nhóm cacboxyl chưa tham gia vào liên kết pep tít)
 Lấy 2 ống nghiệm cho vào 2 ống mỗi ống 1 ít lòng trắng trứng.
ống 1: Lòng trắng trứng cho thêm một ít nước lắc nhẹ rồi đun nóng.
ống 2: Lòng trắng trứng cho 1 ít rượu và lắc đều.
Quan sát hiện tượng từng ống, nhẫnét lấy những VD thực tế trong đời sống khi prô tê in bị đông tụ ( nấu canh cua, luộc trứng )
? Sự đông tụ của prôtêin ở điều kiện nào ?
? Nêu ứng dụng của prôtêin.
III. Tính chất hoá học:
1) Phản ứng thuỷ phân:
Prôtêin+nướchỗnhợpaminoaxit Axit hay Bazơ 
. ở nhiệt độ thường Protêin bị thuỷ phân tạo ra các amino axit nhờ tác dụng của men.
2) Sự thuỷ phân bởi nhiệt:
Prôtêin Chất bay hơi có mùi khét
 O có nước
3) Sự đông tụ:
Một số prôtêin tan được trong nước tạo thành dd keo, khi đun nóng hoặc cho thêm một số hoá chất khác vào dd prôtêin bị đông tụ.
Kết luận: Prôtêin bị đông tụ khi đun nóng hay cho thêm một số hoá chất khác.
IV ứng dụng:
SGK
4. tổng kết và hướng dẫn về nhà. (5 phút)
Học và làm cácbài tập 1,2,3 SGK T 160. 
Bài tập 4/b:
H2N-CH2-CHOOH + H2N-CH2-COOHH2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O

File đính kèm:

  • doctiet 64 protein(1).doc
Giáo án liên quan