Bài giảng Tiết 64 - Bài 53: Protein (tiết 3)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Khái niệm đặc điểm cấu tạo phân tử(do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein.

- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có sự tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 64 - Bài 53: Protein (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64: Ngày soạn://2011.
Bài 53: PROTEIN
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Trạng thái tự nhiên,...
- Tính chất hóa học của tinh bột
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của protein
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm đặc điểm cấu tạo phân tử(do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein.
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có sự tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh
2. Kỹ năng: 
- Quan sát TN, hình ảnh, mẫu vật... rút ra nhận xét về tính chất.
- Viết được sơ đò phản ứng thủy phân protein
- Phân biệt protein(len lông cừu, tơ tằm) với chất khác(nilon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử.
3. Thái độ: - Đam mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn. Tự giác tích cực
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Bảng phụ, hình ảnh thí nghiệm
- Tranh vẽ 1 số loại thực phẩm thông dụng.
- Lòng trứng trắng, cồn 96o, nước cất, ống nghiệm, cốc, đèn cồn ...
2. HS: - Lòng trứng trắng, móng tay (chân), tóc ...
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Trình bày phương pháp nhận biết các chất sau: Tinh bột, glucozơ, saccarozơ? 
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Như các em đã biết trong cơ thể sống để kiến tạo nên tế bào chất cho cơ thể thì không thể thiếu 1 hợp chất hữu cơ có tên gọi là protein. Vậy trong hoá học protein có thành phần, cấu tạo và tính chất như thế nào?... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(04’)
- GV cho HS quan sát 1 số tranh ảnh về một số loại thức ăn (hình vẽ 5.14 SGK – 159)
? Protein có ở đâu? Loại thực phẩm nào chứa nhiều protein?
I. Trạng thái thiên nhiên:
- Có trong cơ thể người, động vật và thực vật: Trứng, thịt, máu, sửa, tóc, sừng, móng, rễ, thân, lá, hoa, quả ...
b. Hoạt động 2: (08’)
- GV giới thiệu thành phần các nguyên tố của protein.
- GV cho HS tìm hiểu các thông tin: Cấu tạo phân tử? Về cấu tạo phân tử P có gì giống và khác với tinh bột và xenlulozơ.
- GV: Đun nóng P + A ® hổn hợp Amino axit. Các Amino axit kết hợp với nhau ® P đơn giản? Vậy các Amino axit là gì trong phân tử protein?
II. Thành phần và cấu tạo phân tử:
1. Thành phần nguyên tố:
- Cacbon, Hiđro, Oxi, Nitơ và 1 lượng nhỏ Lưu huỳnh, Photpho, Kim loại ...
2. cấu tạo phân tử:
- có phân tử khối rất lớn: Vài vạn đến vài triệu đ.v.C.
- Có cấu tạo rất phức tạp: Được tạo ra từ các Amino axit, mỗi phân tử Amino axit tạo thành 1 “mắc xích” trong phân tử Protein.
* Amino axit đơn giản nhất là: Axit Amino Axetic: H2N – CH2 - COOH
c. Hoạt động 3: (16’)
- Nêu quá trình hấp thụ P trong cơ thể người?
- Gv giới thiệu phản ứng thuỷ phân P nhờ xúc tác Axit.
- GV cho HS làm thí nghiệm: Đốt tóc, sừng, lông gà.
- Quan sát hiện tượng, mùi ... nhận xét?
(GV lưu ý khi đun nóng mạnh không có nước)
- GV cho HS làm thí nghiệm ở SGK – 160.
? Cho HS quan sát hiện tượng, nhận xét?
- GV bổ sung, kết luận.
III. Tính chất:
1. Phản ứng thuỷ phân:
 to, A(B)
Protein + Nước hỗn hợp A.Axit
- Sự thuỷ phân nhờ tác dụng của men ở nhiệt độ thường.
2. Sự phân huỷ bởi nhiệt độ:
- Khi đun nóng mạnh (Đốt) Protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi có mùi khét.
3. Sự đông tụ:
TN: (SGK)
- Một số Protein tan trong nước ® dung 
 Đun nóng
dịch keo ® kết tủa Protein Þ Sự đông tụ.
 hoá chất
d. Hoạt động 4: (03’)
- Gv cho học sinh đọc phần ứng dụng ở SGK – 160.
? Protein có những ứng dụng gì?
V. Ứng dụng :
- SGK – 160.
IV. Củng cố: (3’)
- Gọi 1 HS đọc mục “Em có biết” ở SGK trang 160.
- làm bài tập: 1 (SGK – 160)
V. Dặn dò: (3’)
- Về nhà học bài cũ.
- Làm các bài tập: 2, 3, 4 (SGK - 160).
- Tìm hiểu trước bài “POLIME”

File đính kèm:

  • doctiet 64 hoa 9.doc