Bài giảng Tiết 63: Tinh bột và xenlulozo (tiết 1)
1. Kiến thức:
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo của tinh bột và Xenlulozơ.
- Tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
2. Kĩ năng: Viết được phản ứng thủy phân của tinh bột và xenlulozơ.
B. CHUẨN BỊ:
- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp.
- Tinh bột, bông gòn, dung dịch Iot, nước lạnh, nước nóng.
C. TIẾN TRÌNH BI GIẢNG
A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo của tinh bột và Xenlulozơ. - Tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. 2. Kĩ năng: Viết được phản ứng thủy phân của tinh bột và xenlulozơ. B. CHUẨN BỊ: - Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp. - Tinh bột, bông gòn, dung dịch Iot, nước lạnh, nước nóng. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Tổ chức lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: - Saccarozơ có ở đâu? Có những tính chất Vật lý gì? - Tính chất hóa học của Saccarozơ? 3.Tiến trình bài giảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới GV giới thiệu: Tinh bột và xen lulozơ là những gluxit quan trọng đối với đời sống của con người. Vậy công thức của tinh bột và xenlulozơ như thế nào ? Chúng có tính chất và ứng dụng gì ? Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên. - Yêu cầu HS cho biết trạng thái thiên nhiên của tinh bột và xen lulozơ. - HS: + Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ quả như: lúa, ngô, sắn. + Xenlulozơ: có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa. I. Trạng thái tự nhiên: + Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ quả như: lúa, ngô, sắn. + Xenlulozơ: có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa. Hoạt động 3: Tính chất vật lí Yêu cầu Hs quan sát tinh bột và xenlulozơ, sau đó thử tính tan của chúng. Quan sát ® chất rắn, màu trắng. Tinh bột tan trong nước nóng, xenlulozơ không tan. II. Tính chất vật lí - Tinh bột: chất rắn, màu trắng, khó tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng. - Xenlulozơ: chất rắn màu trắng, không tan trong nước. Hoạt động 4: Đặc điểm cấu tạo phân tử - Giới thiệu phân tử tinh bột và xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều nhóm –C6H10O5– liên kết lại với nhau, với số lượng các mắt xích rất lớn. - Nhóm –C6H10O5 – là mắc xích của phân tử. - Viết gọn: (- C6H10O5 -)n + Tinh bột: n = 1200 ® 6000 + Xenlulozơ: n = 10000 ® 14000 - HS: nghe và ghi bài III. Đặc điểm cấu tạo phân tử. - Phân tử tinh bột và xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều nhóm –C6H10O5– liên kết lại với nhau. - Viết gọn: (- C6H10O5 -)n - Nhóm –C6H10O5 – là mắc xích của phân tử. + Tinh bột: n = 1200 ® 6000 + Xenlulozơ: n = 10000 ® 14000 Hoạt động 5: Tính chất hóa học - Yêu cầu Hs nhắc lại quá trình hấp thụ tinh bột trong cơ thể của con người và động vật. - Sau đó, Gv giới thiệu đó là phản ứng thủy phân của tinh bột, và đối với xenlulozơ, cơ chế phản ứng cũng xảy ra tương tự. - Yêu cầu Hs dùng dung dịch hồ tinh bột đã pha từ đầu tiết, cho tiếp dung dịch Iot vào, quan sát. - Đun nóng ống nghiệm ® quan sát. - GV: Dựa vào dấu hiệu trên, iốt được dùng để nhận biết hồ tinh bột. - Yêu cầu HS làm bài tập 1: Bài tập 1: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất: tinh bột, glucozơ, saccarozơ. - HS: Làm thí nghiệm, quan sát: dung dịch chuyển màu xanh lam. - Đun nóng, màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra. - HS: + Dùng iot ® nhận biết tinh bột vì hóa xanh. + Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu thấy xuất hiện kết tủa bạc là glucozơ, còn lại là saccarozơ. IV.Tính chất Hóa học: 1.Phản ứng thủy phân: (-C6H10O5 -)n + nH2O nC6H12O6 2.Phản ứng của tinh bột với dung dịch Iot: Dung dịch tinh bột khi tiếp xúc với Iot sẽ chuyển màu xanh lam. Hoạt động 6. Ứng dụng - Yêu cầu HS nêu ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. - HS nêu ứng dụng. V. Ứng dụng. Hoạt động 7: Củng cố Yêu cầu HS làm bài tập 2: Bài tập 2: Từ tài nguyên ban đầu là tinh bột, hãy viết các phương trình điều chế etylaxetat. - HS: làm bài tập vào vở. Sơ đồ chuyển hóa: Tinh bột ® glucozơ ® rượu etylic ® axit axetic ® etylaxetat. Phương trình phản ứng: 1) (-C6H10O5 -)n + nH2O nC6H12O6 2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 3) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 4) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O Hoạt động 8: Dặn dò Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4 (SGK trang 158)
File đính kèm:
- Tiet_63.doc