Bài giảng Tiết 63 - Bài 52: Tinh bột và xenlulôzơ (tiết 4)

Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulzơ, tính chất vật lí, tính chất hoá học của tinh bột và xenlulôzơ

2. Kĩ năng:

- Viết được các phương trình hoá học, phản ứng thuỷ phân của tinh bột, xenlulôzơ và phản ứng tạo thành các chất này trong cây xanh.

3. Thái độ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 63 - Bài 52: Tinh bột và xenlulôzơ (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............................................	Tiết: 63
Ngày dạy :............................................................... 
Bài 52: TINH BỘT VÀ XENLULÔZƠ
I . Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulzơ, tính chất vật lí, tính chất hoá học của tinh bột và xenlulôzơ
2. Kĩ năng:
- Viết được các phương trình hoá học, phản ứng thuỷ phân của tinh bột, xenlulôzơ và phản ứng tạo thành các chất này trong cây xanh.
3. Thái độ:
- tạo hứng thú học tập và tìm hiểu của học sinh
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên : 
- Hoá chất: Tinh bột, dung dịch iôt 
- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sắt, chạu thuỷ tinh, , ống hút.
2. Học sinh: 
- Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Phương pháp:
- Vấn đáp gợi mở, thuyết trình , quan sát tranh
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định :
.............................................................................................................
2. KTBC:
	(?) Nêu tính chất vật lí, hoá học của saccarôzơ,và viết phương trình phản ứng minh hoạ. 
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* HĐ1: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên
(?) Quan sát tranh hãy cho biết trạng thái tự nhiên của xenlulôzơ và tinh bột.
* HĐ2: Tìm hiểu về tính chất vật lý
GV: Tiến hành thi nghiệm yêu cầu HS quan sát
(?) Qua thí nghiệm ta có kết luận gì về tính chất vật lý của tinh bột và xenlulôzơ.
(?) Chúng khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào.
* HĐ3: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
(?) Hãy nêu đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulôzơ.
(?) Chúng khác nhau ở điểm nào
* HĐ4: Tìm hiểu về tính chất hoá học
(?) Như thế nào được gọi là phản ứng thuỷ phân.
(?) Khi thuỷ phân tinh bột và xenlulôzơ thu được sản phẩm gì. Viết PTPƯ minh hoạ.
GV: Giới thiệu hoá chất, dụng cụ và yêu cầu HS lên làm thí nghiệm
(?) Thí nghiệm có hiện tượng như thế nào
(?) Qua thí nghiệm ta có kết luận gì.
* HĐ5: Tìm hiểu về ứng dụng
(?) Tự đọc thông tin trong SGK kết hợp với hình vẽ hãy cho biết ứng dụng của tinh bột và xenlulôzơ.
(?) Tinh bột được tạo ra trong cây xanh theo PTPƯ nào.
I. Trạng thái tự nhiên
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, sắn...
- Xenlulôzơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa...
II. Tính chất vật lý
- Tinh bột là chất rắn màu trắng không tan trong nước ở nhiệt độ thường nhưng tan trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
- Xenlulôzơ là chất rắn màu trắng không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử
Phân tử tinh bột và xenlulôzơ được tạo thành do nhiều nhóm (- C6H10O5-)n liên kết với nhau
Phân tử tinh bột n = 1.200 - 6.000
Phân tử xenlulôzơ n = 10.000 - 14.000
IV. Tính chất hoá học
1. Phản ứng thuỷ phân
* Thí nghiệm:
* PTPƯ: 
(- C6H10O5-)n + nH2O ànC6H12O6 
- Ở nhiệt độ thường tinh bột và xenlulôzơ bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ xúc tác của các enzim thích hợp.
2. Tác dụng của tinh bột với Iốt
* Thí nghiệm:
* Hiện tượng
* Nhận xét:
Iốt được dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.
V. Tinh bột, xenlulôzơ có ứng dụng gì?
- Tinh bột và xenlulôzơ được tạo thành trong cây nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
6nCO2 + 5nH2O à (- C6H10O5-)n + 6nO2
- Tinh bột còn là nguyên liệu để sản xuất đường glucozơ và rượu êtylic.
4. Củng cố :
	GV: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và nhấn mạnh phần trọng tâm
	(?) Làm bài tập 1,2,3 trang 158 SGK
5. Dặn dò: 
	- về nhà đọc trước bài mới để hôm sau học
V. Rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 63.doc