Bài giảng Tiết: 63 - Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ (tiết 3)

MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ

-Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ .

-Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ:Phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và i ôt

- Ưng dụng của tinh bột, xenlulozơ.trong đ ời s ống v à s ản xu ất

-Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 63 - Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 14/04/2012
Ngµy gi¶ng: 17/04/2012
 Tiết: 63 
Bài 52 TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết được
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ 
-Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ .
-Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ:Phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và i ôt
- Ưng dụng của tinh bột, xenlulozơ.trong đ ời s ống v à s ản xu ất 
-Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh
2.Kĩ năng:
-Quan sát TN hình ảnh mẫu vật  rút ra nhận xét về tính chất của tinh bột và xenluloz ơ
-Viết được PTHH phản ứng thuỷ phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh 
-Phân biêt tinh bột và xenlulozơ 
-Tính khối l ượng ancol etylic thu được t ừ tinh bột v à xenlulozơ
3/Trọng tâm:
-Công th ức chung của tinh bột v à xenlulozơ 
-Tinh chất hoá học của tinh bột v à xenlulozơ
II.CHUẨN BỊ: 
-ảnh hoặc một số mãu vật có trong thiên nhiên tinh bột và xenlulozơ.
-Tinh bột, bông non, dd iốt. 
-ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy viết các PTHH trong sơ đồ chuyển đổi hoá học sau :
 (1) (2)
Saccarozơ à Glucozơ à Rượu etylic 
 3.Bài mới:
*Giới thiệu bài:GV yêu cầu HS kể những loại lương thực chính mà các em đã biết, từ đó chỉ ra thành phần chính của các loại lương thực này là tinh bột (C6H10O5)n . Vậy tinh bột và xenlulozơ có những tính chất vật lí và hoá học gì, chúng có ứng dụng gì trong đời sống sinh hoạt và trong công nghiệp 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN CỦA TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV cho HS quan sát tranh,ảnh
mẫu vật các loại cây, quả, củ hạtyêu cầu HS nhận xét những loại nào chứa nhiều tinh bột, xenlulozơ và rút ra kết luận về trạng thái tự nhiên của chúng 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV cho các nhóm HS quan sát mẫu tinh bột, xenlulozơ (có thể sử dụng giấy trắng thay thế)sau đó cho vào 2 ống nghiệm thêm nước lắc nhẹ rồi đun sôi khoảng 2à3 phút 
-GV yêu cầu HS nhận xét về trạng thái, màu sắc và khả 
năng hoà tan của chúng trong nước lạnh và trong nước nóng 
-GV bổ sung và kết luận 
-HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật và trả lời câu hỏi 
-HS làm theo yêu cầu của GV 
-HS nhận xét 
Tiểu kết
Trạng thái tự nhiên:
-Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ quả.
-Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre gỗ, nứa
Tính chất vật lí:
-Tinh bột là chất rắn màu trắng không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan được trong nước nóng 
-Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.
Hoạt động 2:TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ .
-GV viết CTPT của 2 chất lên bảng, giải thích ý nghĩa chỉ số n là số mắc xích trong phân tử , đồng thời so sánh giá trị n trong tinh bột và xenlulozơ . sau đó cho HS nhận xét về thành phần phân tử, khối lượng phân tử của tinh bột và xenlulozơ 
-GV bổ sung và kết luận 
-HS nhận xét (tinh bột và xenlulozơ có n mắc xích (-C6H10O5-) ,có khối lượng phân tử rất lớn
Tiểu kết
-Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn được tạo thành do nhiều mắc xích –C6H10O5- liên kết với nhau 
 -C6H10O5 – C6H10O5 – C6H10O5 -  
Viết gọn:( - C6H10O5 -)n 
(n của xenlulozơ > n của tinh bột ).
Hoạt động 3: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ.
-GV yêu cầu HS cho biết quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể người và động vật 
-Sau đó GV nêu tiếp nếu đun tinh bột hoặc xenlulozơ với dd axít cũng xảy ra quá trình thuỷ phân để tạo ra glucozơ 
-GV yêu cầu HS viết PTHH
-GV hướng dẫn HS tiến hành TN (nhỏ dd iốt vào dd hồ tinh bột )và quan sát, nhận xét 
-GV bổ sung và kết luận 
-HS trả lời (tinh bộtà mantoza
 enzimamilaza
 àglucozơ 
enzim mantaza 
-HS chú ý lắng nghe 
-HS viết PTHH
-HS tiến hành TN, quan sát nhận xét 
Tiểu kết
1.Phản ứng thuỷ phân:
 t0
(-C6H10O5-)n+nH2O à nC6H12O6 
 axit 
2.Tác dụng của tinh bột với iốt:
TN:xem sgk
Iốt được dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.
Hoạt động 4:TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ CÓ ỨNG DỤNG GÌ?
-GV cho HS đọc sgk,xem sơ đồ và kể những ứng dụng cơ bản của tinh bột và xenlulozơ lấy ví dụ minh hoạ 
-GV yêu cầu HS cho biết quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra tinh bột và xenlulozơ 
-GV liên hệ thực tế (bảo vệ môi trường và cây xanh )
-HS đọc sgk và trả lời câu hỏi(lương thực, sản xuất đường glucozơ) 
-HS trả lời câu hỏi(dựa vào PTHH để trả lời câu hỏi)
-HS chú ý lắng nghe 
Tiểu kết
-Tinh bột: lương thực, sản xuất đường glucozơ và rượu etylíc 
-Xenlulozơ: sản xuất giấy, vật liệu xây doing, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vải sợi, 4. Củng cố - dặn dò: 
 a.Củng cố
GV cho HS hoàn thành các bài tập 1,2 và 3 sgk trang 158.
 b, Dặn dò
Học bài cũ và nghiên cứu bài mới làm bài tập 4 sgk trang 158. tìm hiểu trạng thái tự nhiên, thành phần và cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của protein
Ngµy so¹n: 14/04/2012
Ngµy gi¶ng: 19/04/2012
 Tiết: 64 
Bài 53: PROTEIN
I. MỤC TIÊU
1/Kiến thức: Biết được 
-Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử của protêin (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử protein. (KTTT)
-Tính chất hoá học: phản ứng thuỷ phân có xúc tác là axit hoặc bazơ hoặc enzim bị đông tụ.khi có tác dụng của hoá chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh (KTTT)
2/Kĩ năng:
-Quan sát TN, hình ảnh, mẫu vật, .. rút ra nhận xét về tính chất 
-Viết được sơ đồ phản ứng thuỷ phân protein 
-Phân biệt protein (len, lông cừu, tơ tằm) với chất khác (nilon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử
II.CHUẨN BỊ: 
-Tranh vẽ 1 số loại thực phẩm thông dụng .
-Lòng trắng trứng, cồn 960, nước, tóc hoặc lông gà, lông vịt.
-Cốc, ống nghiệm, đèn cồn 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1)ổn định tổ chức:
2)Kiểm tra bài cũ:
a.Nêu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ .
b.Nêu tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ viết PTHH minh hoạ.
 3)Bài mới:
*Giới thiệu bài:Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng thịt, cá, trứng làm nguồn thức ăn cung cấp đạm cho cơ thể, tơ tằm dệt vải, lông cừu dệt lenVậy trong các thực phẩm và các loại tơ sợi trên chứa hợp chất gì, thành phần cấu tạo của chúng có những nguyên tố hoá học nào và chúng có những tính chất vật lí và hoá học gì? Hôm nay các em sẽ nghiên cứu.
Hoạt động1: TÌM HIỂU TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN CỦA PROTEIN.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV yêu cầu các nhóm HS trình bày những tư liệu(tranh ảnh, mẫu vật) về nguồn protein trong tự nhiên 
-GV yêu cầu HS nhận xét trạng thái tự nhiên (protein có ở đâu? Loại thực phẩm nào chứa nhiều, ít hoặc không chứa protein )
-HS làm theo yêu cầu của GV 
-HS nhận xét và trả lời 
Tiểu kết
Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật.
Hoạt động2: TÌM HIỂU THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ.
-GV viết lên bảng hoặc bảng phụ 1 số dạng phân tử protein 
-NH-CH(CH2-CH2-S-CH3)-CO- NH-CH(CH2-SH)-CO-NH-CH2 –CO- 
-Các amino axit
 –H2N-CH2-COOH (glyxin)
H2N-CH(CH2-CH2-S-CH3)- COOH (metionin)
-Dựa vào công thức trên GV yêu cầu HS cho biết thành phần và cấu tạo phân tử giữa tinh bột và protein có điểm gì giống và khác nhau về thành
phần nguyên tố, khối lượng phân tử, mắc xích phân tử )
-GV bổ sung và kết luận 
-HS chú ý GV cho ví dụ so sánh với tinh bột để trả lời câu hỏi 
Tiểu kết
1Thành phần nguyên tố:Chủ yếu là C,H,O,N và 1 lượng nhỏ S,P, kim loại
2.Cấu tạo phân tử:
Protein có phân tử khối rất lớn 
-Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “ mắc xích “ trong phân tử protein.
Hoạt đông 3: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN
-GV yêu cầu HS nêu quá trình hấp thụ protein trong cơ thể người và động vật 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV đưa ra pứ thuỷ phân protein nhờ xúc tác men hoặc axit 
-GV yêu cầu HS làm TN quan sát hiện tượng và nhận xét 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV yêu cầu HS làm TN, quan sát hiện tượng và nhận xét 
-GV bổ sung và kết luận 
-HS trả lời 
-HS viết PTHH vào vở 
-HS làm TN đốt cháy 1 ít tóc (lông gà hoặc lông vịt) và quan sát hiện tượng (cháy có mùi khét) .nhận xét protein bị phân huỷ 
-HS làm TN :cho 1 ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm và tiến hành như sgk rồi quan sát hiện tượng nhận xét 
Tiểu kết
1.Phản ứng thuỷ phân:
protein + nước hỗn hợp amino axit 
2.Sự phân huỷ bởi nhiệt: 
Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét 
3.Sự đông tụ: 
-Khi đun nóng hoặc cho thêm hoá chất vào các dd này thường xảy ra kết tủa protein hiện tượng đó gọi là sự đông tụ 
Hoạt động 4: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA PROTEIN
-GV yêu cầu HS nêu những ứng dụng của protein trong đời sống 
-HS trả lời 
Tiểu kết
-Làm thức ăn, trong công nghiệp dệt(len, tơ tằm), da, mĩ nghệ(sừng, ngà) vv
4. Củng cố - dặn dò: 
 a.Củng cố
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
protein có ở đâu? Có tính chất hoá học gì? Có ứng dụng gì?
-GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1 sgk:các cụm từ cần điền là:
a.cácbon, hiđro, oxi, nitơ . c.thuỷ phân 
b.mọi bộ phận cơ thể: thịt, cá, rau, quả, tóc, móng, sữa, trứng. ; d. đông tụ 
-GV yêu cầu HS giải thích BT số 2 sgk (có sư đông tụ của protein)
 b, Dặn dò
- Về nhà làm các bài tập còn lại , học bài cũ và nghiên cứu bài POLIME. Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và tính chất, ứng dụng của polime 

File đính kèm:

  • docHOA 9.doc