Bài giảng Tiết 62: Saccarozo (tiết 1)

1. Kiến thức: Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, hóa học của saccarozơ

2. Kĩ năng: Viết được phản ứng của saccarozơ.

B. CHUẨN BỊ:

- Saccarozơ, dung dịch AgNO3, NH3, H2SO4 loãng.

- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh, nước nóng.

C. TIẾN TRÌNH BI GIẢNG

1.Tổ chức lớp học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 62: Saccarozo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, hóa học của saccarozơ
2. Kĩ năng: Viết được phản ứng của saccarozơ.
B. CHUẨN BỊ: 
- Saccarozơ, dung dịch AgNO3, NH3, H2SO4 loãng.
- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh, nước nóng.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất hóa học của glucozơ.
- Chữa bài tập số 2 trang 152 SGK.
3.Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
GV giới thiệu: Saccarozơ là loại đường phổ biến có trong nhiều loại thực vật. Vậy tính chất và ứng dụng của saccarozơ như thế nào ?
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên.
Dùng tranh ảnh, giới thiệu về trạng thái tự nhiên của saccarozơ.
- HS: nghe và ghi nhớ.
I. Trạng thái tự nhiên:
Saccarozơ có trong nhiều loại thực vật.
Hoạt động 3: Tính chất vật lí
- Cho Hs quan sát màu sắc, trạng thái của saccarozơ. Sau đó thử tính tan của saccarozơ trong nước.
® nêu tính chất vật lí của saccarozơ.
- HS quan sát ® chất rắn, không màu, dễ tan trong nước.
II. Tính chất vật lí
Chất kết tinh màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước.
Hoạt động 4: Tính chất hóa học
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: 
Thí nghiệm 1:
Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ ® quan sát.
Thí nghiệm 2:
Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, thêm vào 1 vài giọt dung dịch H2SO4, đun nóng 2-3 phút. Sau đó, thêm dung dịch NaOH vào để trung hòa. Cho dung dịch vừa thu được vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 ® quan sát.
- GV giới thiệu: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit làm chất xúc tác, saccarozơ bị thủy phân tạo ra lucozơ và fructozơ.
- Gọi HS viết phương trình phản ứng.
- HS làm thí nghiệm.
® Không có hiện tượng gì xảy ra, chứng tỏ saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương.
® Có kết tủa Ag xuất hiện.
Nhận xét: Đã xảy ra phản ứng tráng gương ® vậy khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit làm chất xúc tác, saccarozơ đã bị thủy phân tạo ra chất có thể tham gia phản ứng tráng gương.
- HS viết phương trình:
saccarozơ
glucozơ
fructozơ
C12H22O11 + H2O 
	 C6H12O6 + C6H12O6
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng oxi hóa glucozơ
C6H12O6(dd) + Ag2O(dd) C6H12O7(dd)+2Ag(r)
2. Phản ứng lên men
C6H12O6 (dd) 2C2H5OH(dd) + 2CO2 (k)
Hoạt động 5: Ứng dụng
- Yêu cầu HS nêu các ứng dụng của saccarozơ.
- HS nêu ứng dụng
IV. Ứng dụng
Hoạt động 7. Củng cố
- Yêu cầu HS làm bài luyện tập:
Hoàn thành các phương trình phản ứng cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Saccarozơ ® glucozơ ® rượu etylic 
	Etylaxetat	 axit axetic
	Axetat natri	 Axetat kali
- HS: 
saccarozơ
glucozơ
fructozơ
1) C12H22O11 + H2O 
	 C6H12O6 + C6H12O6
2) C6H12O6 
	 2C2H5OH +2CO2
3) C2H5OH + O2 
	 CH3COOH + H2O
4) CH3COOH + KOH ® 
	 CH3COOK + H2O
5) CH3COOH + C2H5OH
 CH3COOC2H5 + H2O
6) CH3COOC2H5 + NaOH ® 	 	 CH3COONa + C2H5OH
Hoạt động 8: Dặn dò
Bài tập về nhà: 1 – 6 SGK trang 155.

File đính kèm:

  • docTiet_62.doc