Bài giảng Tiết 62: Nhận biết một số ion trong dung dịch

 1. Về kiến thức: HS biết :

 - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion tong dung dịch.

 - Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch.

 2.Về kĩ năng :

 - giải lí thuyết và một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số ion cho trước trong một số lọ không dán nhãn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 62: Nhận biết một số ion trong dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /4/2011
12D
 2/4/2011
 /4/2011
12E
 /4/2011
12C
Chương VIII: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ 
Tiết 62: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: HS biết : 
 - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion tong dung dịch.
 - Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch.
 2.Về kĩ năng : 
 - giải lí thuyết và một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số ion cho trước trong một số lọ không dán nhãn.
 -Nhận biết một số ion trong dd riêng biệt và trong một số hỗn hợp đơn giản.
 3. Về thái độ: 
 - Ý thức được sự cần thiết phải hiểu biết về các chất mới có thể sử lí chất thải có hiệu quả.
 - Sử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí.
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, các dd: NaCl, BaCl2, AlCl3, NH4Cl, FeCl3, NaNO3, CuCl2, NH3, HCl, H2SO4 , Cu, Fe.
 2.Chuẩn bị của HS: ôn lại các kiến thức có liên quan đến bài học.
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Không kiểm tra.
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu Nguyên tắc nhận biết ion trong dd
GV: Để nhận biết một chất nào đó người ta dựa vào tính chất đặc trưng của nó mà tính chất đó các chất khác không có được vậy để nhận biết ion trong dd người ta làm thế nào?
HS: Từ thực tế và SGK nêu nguyên tắc nhận biết ion trong dd
Hoạt động 2: Nghiên cứu Nhận biết một số cation trong dd 
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và từ kiến thức đã học cho biết thuốc thử, hiện tượng để nhận biết.
HS: Làm thí nghiệm chứng minh
GV: Kết luận 
HS: Cho biết thuốc thử nhận biết ion NH4+ , viết phương trình minh họa
GV: Cho HS làm thí nghiệm chứng minh
GV: Để tách ion Ba2+ ra khỏi dd nười ta dùng thuốc thử và hiện tượng xảy ra như thế nào?
HS: Nêu thuốc thử, hiện tượng và viết phương trình minh họa
GV: Al3+ có tính lưỡng tính vậy làm thế nào để nhận biết ion này trong dd.
HS: Nêu thuốc thử, hiện tượng và viết phương trình minh họa.
GV: Cho HS nêu thuốc thử và hiện tượng nhận biết, viết phương trình phản ứng xảy ra.
HS: Làm thí nghiệm chứng minh.
Hoạt động 3:Tìm hiểu Nhận biết một số anion trong dd: 
HS: Tiến hành thí nghiệm cho 2ml NaNO3 + H2SO4 + vài lá đồng mỏng .Đun nóng ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra, viết PTHH.
G: Kết luận
HS: Tiến hành thí nghiệm nhỏ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dd Na2SO4 .sau đó nhỏ thêm vào ống nghiệm vài giọt dd HCl loãng thấy hiện tượng gì xảy ra? (kết tủa không tan) 
GV: Kết luận
HS tiến hành thí nghiệm rót vào ống nghiệm 2ml NaCl cho thêm vài giọt HNO3 làm môi trường, sau đó cho thêm vài giọt dd AgNO3 .để thu được kết tủa trắng 
GV: Kết luận
HS: Tiến hành thí nghiệm rót vào ống nghiệm 2ml Na2CO3 sau đó nhỏ thêm vài giọt dd HCl loãng . Quan sát hiện tượng xảy ra viết PTHHdạng phân tử và ion rút gọn .
I. Nguyên tắc nhận biết ion trong dung dịch:
Để nhận biết một ion trong dd, người ta thêm vào dd một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng như 1 chất kết tủa, 1 hợp chất có màu hoặc 1 chất khí khó tan sủi bọt bay ra khỏi dd.
II. Nhận biết một số cation trong dd:
1.Nhận biết cation Na+:
Cách làm: Dùng phương pháp vật lí thử màu ngọn lửa:
- Đốt dd chứa ion Na+ trên ngọn lửa đèn cồn, 
Hiện tượng: Ngọn lửa có màu vàng tươi
2.Nhận biết ion NH+4:
Thuốc thử: dd kiềm
HT: khí mùi khai bay ra làm xanh giấy quỳ ẩm.
PT: NH+4 + OH- NH3 + H2O
3.Nhận biết ion Ba2+:
TT: dd H2SO4 loãng 
HT: kết tủa màu trắng, kết tủa này không tan trong axit dư.
PT: Ba2++SO42- BaSO4 
4. Nhận biết ion Al3+ :
TT: dd kiềm
HT: tạo kết tủa keo, sau đó kiềm dư kết tủa tan tạo dd trong suốt
PT: Al3+ + 3OH- Al(OH)3 
 Al(OH)3 + OH- AlO2- + 2H2O
5.Nhận biết cation Fe2+, Fe3+:
a) Nhận biết cation Fe2+:
TT: dd kiềm hoặc NH3 
HT: xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh, kết tủa này tiếp xúc với không khí chuyển thành màu vàng và cuối cùng thành màu nâu đỏ. 
b) Nhận biết cation Fe3+:
TT: dd kiềm hoặc NH3 
HT: xuất hiện kết màu nâu đỏ
 Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3 
6. Nhận biết cation Cu2+:
TT: dd NH3 
HT: xuất hiện kết tủa màu xanh, kết tủa này bị hòa tan trong dd NH3 dư dd màu xanh đậm.
III. Nhận biết một số anion trong dd:
1. Nhận biết anion NO-3 :
Dùng bột đồng hoặc vài mẩu lá đồng mỏng trong môi trường axit H2SO4 loãng .
3Cu +2NO3+8H+3Cu2+ +2NO+4H2O
 NO + O2 2NO2Nâu đỏ 
2.Nhận biết anion SO42-
Thuốc thử đặc trưng và khá chọn lọc là dd BaCl2 trong môi trường axit loãng dư (dd HCl, HNO3) 
 Ba2+ +SO42- BaSO4 
Lưu ý; môi trường axit dư là cần thiết vì một số các anion như CO32- ,PO43- , SO3-. cho kết tủa trắng với ion Ba2+ nhưng các kết tủa đố đều tan trong dd HCl, HNO3 loãng riêng Ba2+ không tan 
3.Nhận biết anion Cl - :
Thuốc thử là dd AgNO3 trong môi trường HNO3 loãng . 
Ag+ + Cl- AgCl trắng
4. Nhận biết anion CO32-:
- là axit yếu dễ bị phân huỷ 
H2CO3 CO2 + H2O
Na2CO3 +2 HCl 2 NaCl + CO2 + H2O 
 CO32- + 2H+ CO2 + H2O 
Nếu dẫn khí CO2 vào bình đựng nước vôi trong quan sát được sự tạo thành kết tủa trắng CaCO3làm nước vôi trong vẩn đục . 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
3. Củng cố- luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài
 GV: Sử dụng bài tập 1,2,3 SGK để củng cố
Bài 1: Dùng dd NaOH để nhận biết ion Al3+
 Đun nhẹ ống nghiệm nhận ra NH+4
Bài 2: Dùng dd NaOH đến dư để tách Fe(OH)2 
 Sau đó dùng CO2 dư để nhận ra Al3+ kết tủa keo
Bài 3: Chọn D
4.Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài tập 4,5,6 SGK
 Chuẩn bị bài nhận biết một số chất khí.
 Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
..
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docTiet 62-nhan biet 1 so ion.doc
Giáo án liên quan