Bài giảng Tiết 61: Glucozo (tiết 1)

1. Kiến thức: Biết được:

- Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng).

- Tính chất hoá học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu.

- Ứng dụng: là chất dinh dưỡng của người và động vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 61: Glucozo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6/4/2011- Lớp 9A1; Ngày 9/4/2011 - Lớp 9A2, 9A3
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
- Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng).
- Tính chất hoá học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu.
- Ứng dụng: là chất dinh dưỡng của người và động vật.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vậtrút ra được tính chất hoá học của glucozơ.
- Viết được các PTHH (dạng CTPT) minh hoạ tính chất hoá học của glucozơ.
- Phân biệt được glucozơ với ancol etylic và axit axetic.
- Tính khối lượng của glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình.
B. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Mẫu glucozơ, dung dịch AgNO3 , dung dịch NH3, dung dịch rượu etylic, nước cất, ống nghiệm, kẹp, đèn cồn
Học sinh: Chuẩn bị bài theo SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ:( Khơng kiểm tra)
3.Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
GV giới thiệu: Gluxit là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất hữu cơ thiên nhiên có công thức chung Cn(H2O)m .Tiêu biểu và quan trọng nhất là glucozơ. Vậy glucozơ có tính chất và ứng dụng gì? 
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên.
- Giáo viên cho học sinh quan sát 1 số ảnh trái cây
-Yêu cầu học sinh nhận xét về vị của chúng, cho biết glucozơ có nhiều ở trái cây nào?
- HS: Có nhiều trong quả chín như: nho, táo, dâu ..
I. Trạng thái tự nhiên:
Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây nhiều nhất trong quả chín.
Hoạt động 3: Tính chất vật lí
- Cho Hs quan sát màu sắc, trạng thái của glucozơ. Sau đó thử tính tan của glucozơ trong nước.
- Các em có nhận xét gì về vị khi ăn mật ong hay quả nho chín và cho biết glucozơ có vị gì?
® nêu tính chất vật lí của glucozơ.
- HS quan sát ® chất rắn, không màu, dễ tan trong nước.
- Vị ngọt.
II. Tính chất vật lí
Chất kết tinh không màu , vị ngọt, dễ tan trong nước.
Hoạt động 4: Tính chất hóa học
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm:
+ Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch NH3 đựng trong ống nghiệm, lắc nhẹ, cho tiếp 1ml dung dịch C6H12O6 lắc nhẹ rồi đun trên ngọn lửa đèn cồn
+ Yêu cầu học sinh quan sát các hiện tượng nêu nhận xét , giải thích
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phương trình hóa học của phản ứng tráng gương
-Giáo viên giải thích: Việc viết phản ứng với Ag2O để cho đơn giản thực chất đó là một hợp chất phức tạp của Ag. 
-Giáo viên giới thiệu ứng dụng của phản ứng tráng guơng: Dùng trong công nghệ tráng gương.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại phương pháp sản xuất rượu etylic 
-Giáo viên giải thích: Từ tinh bột cũng điều chế được rượu bằng quá trình lên men
?Từ tinh bột ® men ®đường glucozơ Rượu 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phương trình hóa học
-Học sinh quan sát thí nghiệm
-Học sinh nêu hiện tượng:
Có màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm
-Nhận xét: có phản ứng hóa học xảy ra:
C6H12O6(dd) +Ag2O(dd) 	 C6H12O7(dd) + 2Ag(r)
Axit gluconic
-Học sinh phát biểu: Từ gạo đã nấu chín, từ trái cây, từ mật mía
- HS viết PTHH
C6H12O6(dd)
	 2C2H5OH + 2CO2
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng oxi hóa glucozơ:
C6H12O6(dd) + Ag2O(dd) C6H12O7(dd) +2Ag(r) axit gluconic 
Phản ứng trên là phản ứng tráng gương (oxi hóa glucozơ)
2. phản ứng lên men rượu
C6H12O6 (dd)
2C2H5OH(dd)+ 2CO2(K)
Hoạt động 5: Ứng dụng
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ trong sgk ® nêu các ứng dụng của glucozơ
-Học sinh quan sát sơ đồ ® phát biểu: Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật
-Pha huyết thanh, tráng gương, sản xuất vitamin C
IV. Ứng dụng
- Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật
-Pha huyết thanh, tráng gương, sản xuất vitamin C
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập:
1) Trình bày cách nhận biết 3 ống nghiệm đựng dung dịch glucozơ, dung dịch axitaxetic , rượu etylic
-Gọi học sinh lên bảng làm bài
2) Thực hiện chuỗi phản ứng sau:
Glucozơà rượu etylic à axit axetic à etyl axetat
-Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở
-Gọi một học sinh lên bảng làm bài
GV:Gọi HS lên bảng chữa bài tập 4 SGK.
- HS nêu nội dung chính của bài.
-Học sinh làm bài vào vở:
+ Lần lượt cho tác dụng với quỳ tím hay Na2CO3à nhận biết CH3COOH
+Cho tác dụng với AgNO3 trong amoniac chất nào tham gia phản ứng tráng gương là glucozơ
còn lại là rượu etylic.
-Học sinh làm bài:
C6H12O6 à C2H5OH à CH3COOHà CH3COOC2H5
C6H12O6 
	2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 	CH3COOH + H2O
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
HS: Chữa bài tập 4 SGK.
Số mol khí CO2 = 0,5 mol.
PTHH: C6H12O6 (dd)2C2H5OH(dd)+ 2CO2(K)
a) Theo PTHH: só mol C2H5OH = số mol CO2 = 0,5 mol
=> khối lượng C2H5OH = 23 gam
b) Theo lí thuyết số mol glucozơ =số mol CO2 = 0,25 mol
Vì H = 90 % nên số mol gluczơ cần lấy là
Vậy khối lượng glucozơ = 50 gam
Bài tập 1:
+ Lần lượt cho tác dụng với quỳ tím hay Na2CO3à nhận biết CH3COOH
+ Cho tác dụng với AgNO3 trong amoniac chất nào tham gia phản ứng tráng gương là glucozơ
còn lại là rượu etylic
Bài tập 2:
C6H12O6 
 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH+O2 
 CH3COOH + H2O
C2H5OH + CH3COOH 
 CH3COOC2H5 + H2O
Bài tập 4 (SGK)
Số mol khí CO2 = 0,5 mol.
PTHH:
C6H12O6 
2C2H5OH + 2CO2
a) Theo PTHH: só mol C2H5OH = số mol CO2 = 0,5 mol
=> khối lượng C2H5OH = 23 gam
b) Theo lí thuyết số mol glucozơ =số mol CO2 = 0,25 mol
Vì H = 90 % nên số mol gluczơ cần lấy là
Vậy khối lượng glucozơ = 50 gam
	5. Hướng dẫn về nhà
- Bài tập về nhà: 1 -4 Trang 179 SGK.
- Xem trước bài saccarozơ.
+ Trạng thái tự nhiên.
+ Tính chất vật lí.
+ Tính chất hoá học và ứng dụng.
+ Nhận biết glucozơ với saccarozơ. 

File đính kèm:

  • docTiet_61.doc