Bài giảng Tiết 61 : Độ tan của một chất trong nước (tiếp theo)

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:

 - Chất tan, chất không tan, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan(vật lí đã học)

B- Những KT mới được hình thành trong bài học:

 - KN chất tan, chất không tan, tính tan của a xít, ba zơ, muối. KN độ tan,1chất trongH2O

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Bằng thực nghiệm,HS có thể nhận biết được chất tan và chất không tan.Biết được tính tan của axit , bazơ và muối trong nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 61 : Độ tan của một chất trong nước (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 7/ 4/2009
NG : 9 /4/2009
Tiết 61 : Độ tan của một chất trong nước.
A- Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
 - Chất tan, chất không tan, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan(vật lí đã học)
B- Những KT mới được hình thành trong bài học:
 - KN chất tan, chất không tan, tính tan của a xít, ba zơ, muối. KN độ tan,1chất trongH2O 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
Bằng thực nghiệm,HS có thể nhận biết được chất tan và chất không tan.Biết được tính tan của axit , bazơ và muối trong nước.
Hiểu được khái niệm độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan .
2. Kỹ năng : 
 Rèn cho HS khả năng làm một số bài toán có liên quan đến độ tan.
3. Thái độ :
 Liên hệ với đời sống hàng ngày về độ tan của một số chất trong nước.
II. Chuẩn bị của GV – HS :
- GV: 6 bộ thí nghiệm , mỗi bộ gồm :
 + Dụng cụ : cốc t2 (2), phễu t2 (1) , ống nghiệm (4) , đèn cồn (1) , đũa t2 (2) , 
 kẹp gỗ (1) , ống hút (1) , giấy lọc , diêm .
 + Hóa chất: Nước , muối ăn (NaCl) , CaCO3 (cục).
 + Bảng tính tan trong nước của axit , bazơ và muối ; Bảng phụ H 6.5 ; 6.6 
- HS : Giấy trong ,bút dạ .
III. Tiến trình dạy – học :
1. ổn định lớp : 1’
2. Kiểm tra : (6’)
Làm BT 4 (SGK – 138) .
Nêu các khái niệm : Dung dịch , dung môi , chất tan , dung dịch chưa bão hoà , dung dịch bão hoà .
3. HĐ dạy – học :
TG
HĐ của GV – HS
Nội dung
18’
15’
 HĐ 1 :
-HS: HĐ theo nhóm 6 đọc -SGK-139
? Nêu cách tiến hành TN .
+HS: tiến hành TN 1,quan sát, NX và 
 ghi hiện tượng.
+Đại diện nhóm báo cáo KQ TN.
+Nhóm khác NX ,bổ sung .
-HS: HĐ cá nhân đọc -SGK-139 
? Nêu cách tiến hành TN .
+HS: tiến hành TN 1,quan sát, NX và 
 ghi hiện tượng và so sánh với TN 1.
+Đại diện nhóm báo cáo KQ TN.
Kết luận?
? Lấy thêm VD chất tan và chất không 
 tan trong nước.
-GV: lấy thêm VD,chất tan nhiều 
 trong nước:KNO3,NaCl,CuSO4,K2CO3
 ,chất tan ít trong nước CaSO4,Ca(OH)2
Các chất tan trong nước như thế nào
-HS: HĐ nhóm 2 quan sát bảng tính 
 tan của 1 số axit,bazơ và muối SGK –(156),trả lời ý hỏi :
-GV: HD quan sát trên bảng lớn .
? Tính tan trong nước của axit,bazơ .
? Muối của Kim loại nào,gốc axit nào 
 đều tan hết trong nước.
- Đại diện nhóm báo cáo KQ .
+Nhóm khác NX,bổ sung.
+GV: nhấn mạnh và chốt kiến thức.
 HĐ 2 :
-HS: HĐ cá nhân đọc ĐN (SGK-139)
? ở 250C độ tan của đường là 204g,của 
 NaCl là 36g nghĩa là như thế nào ?
-GV:nhấn mạnh độ tan của 1 chất phải 
 kèm theo t0.
 VD: Sđường = 487(g)
 S = 39,2 (g).
- HĐ cá nhân quan sát H 6.5 và 6.6 :
? Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào 
 điều kiện gì .
? Độ tan của chất rắn chịu ảnh hưởng
 của nhiệt độ ntn ? Lấy VD.
-HS: báo cáo
-GV: chốt Phần lớn độ tan của chất rắn tăng nếu nhiệt độ tăng (trừ Na2SO4 vì S giảm khi t0 : S= 50 (g) , S= 41 (g).
? Độ tan của chất khí phụ thuộc vào 
 những đk nào ? Có điểm nào khác với
 chất rắn? Lấy VD .
-GV: bổ sung ở 3,5 atm độ tan của 
 chất khí là 0,077g,độ tan này sẽ giảm 
 xuống là 0,022g ở áp suất 1 atm(nhiệt 
 độ vaanx giữ không đổi ở 250C).
I. Chất tan và chất không tan :
1. Thí nghiệm về tính tan của chất.
a. TN 1 :
 Cho CaCO3 (đá vôi) vào nước .
- CaCO3 không tan trong nước .
b. TN 2 :
 Cho muối ăn (NaCl) vào nước .
 Muối NaCl tan trong nước.
*KL: Có chất ko tan trong nước , có 
 chất tan trong nước . Có chất tan 
 nhiều trong nước , có chất tan ít 
 trong nước
2. Tính tan trong nước của một số 
 axit , bazơ và muối.
a. Axit: Hầu hết các axit đều tan 
 trong nước trừ H2SiO3 .
b. Bazơ : Phần lớn các bazơ không 
 tan trừ 1 số bazơ : KOH , NaOH , 
 Ba(OH)2 , LiOH còn Ca(OH)2 ít tan
c. Muối :
- Những muối của kim loại Na, K 
 đều tan.
- Những muối nitrat đều tan.
- Phần lớn muôi clorua đều tan trừ
 AgCl không tan.
- Phần lớn muối sunfat tan trừ :
 BaSO4 , PbSO4.
- Phần lớn muối cacbonat,photphat,
 sunfit không tan (trừ muối của kim 
 loại Na,K tan).
II.Độ tan của một chất trong nước
1. Định nghĩa 
- ĐN : (SGK-139)
- VD: Sđường = 487(g)
 S = 39,2 (g).
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến 
 độ tan :
a. Độ tan của chất rắn trong nước 
 phụ thuộc vào nhiệt độ.
 Phần lớn độ tan của chất rắn tăng 
 nếu nhiệt độ tăng.
b. Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất :
 Độ tan của chất khí trong nước sẽ 
 tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng P .
4. Củng cố vận dụng đánh giá :(4’ )
Làm BT 1 : (SGK-142).
BT 2 :
Dựa vào H 6.5 (SGK) cho biết độ tan của NaNO3 ở 100C (ĐS: 80g).
Tính khối lượng NaNO3 tan trong 50 g nước để đạt dung dịch bão hoà ở 100C
 (ĐS : 40 g)
5. Dặn dò : (1’ )
HD học bài và làm BTVN : 2,3,4,5 (SGK-142).
Chuẩn bị bài sau : Nồng độ dung dịch .

File đính kèm:

  • docTiet 61-H8.doc
Giáo án liên quan