Bài giảng Tiết 61: Độ tan của một chất trong nước (tiếp)

Kiến thức.

- Học sinh hiểu được khái niệm chất tan và chất không tan. Biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước.

- Hiểu được độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hướng đến độ tan.

- Liên hệ với đời sống hàng ngày về một số độ tan của một số chất khí trong nước.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kỹ năng làm một số bài toán liên quan đến độ tan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 61: Độ tan của một chất trong nước (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 61
Độ tan của một chất trong nước
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được khái niệm chất tan và chất không tan. Biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước.
- Hiểu được độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hướng đến độ tan.
- Liên hệ với đời sống hàng ngày về một số độ tan của một số chất khí trong nước. 
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng làm một số bài toán liên quan đến độ tan.
3. Thái độ.
- Giáo dục tính cẩn thận , lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tranh ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn
- Bảng tính tan.
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn.
- Hóa chất: H2O, NaCl, CaCO3
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, đàm thoại, cỏ nhõn làm việc với SGK.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Hãy nêu các khái niệm: dung dịch , dung môi, chất tan.
- Nêu định nghĩa: Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa.
- Làm bài tập số 3, 4.
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm 1 Sgk/ 139
- Thí nghiệm 2: Thay muối CaCO3 bằng NaCl và làm các bước giống TN 1.
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm và rút ra nhận xét 
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng tính tan phụ lục 2.
Nhận xét theo dàn ý:
- Nêu tính tan của axit, bazơ.
- Những muối của kim loại nào, gốc axit nào tan hết trong nước
- Những muối nào phần lớn không tan.
? Hãy viết một số công thức của: 
- 2 axit tan, một axit không tan
- 2 bazơ tan, 2 bazơ không tan.
- 3 muối tan, 2 muối không tan. 
Hoạt động 2:
GV: Để biểu thị khối lượng độ tan trong khối lượng dung môi người ta dùng độ tan.
GV: Yêu cầu học sinh đọc định nghĩa SGK
 GV : Cho HS quan sát tranh ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của một chất yêu cầu học sinh rút ra nhận xét.
I. Chất tan và chất không tan:
1. Thí nghiệm về tính tan của chất :
- Có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước, có chất tan ít có chất tan nhiều.
2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối :
- Hầu hết các axit tan trong nước ( trừ H2SiO3)
- Phần lớn các bazơ đều không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, và Ca(OH)2 ít tan.
- Muối của natri và kali đều tan.
- Muối nitrat đều tan 
- Hầu hết muối clorua, muối sufat đều tan.
- Phần lớn muối cacbonat đều không tan.
II. Độ tan của một chất trong nước:
1.Định nghĩa: Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo ra dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan :
HS : Quan sát
- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ ( Nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng)
- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.( Độ tan của chất khí tăng khigiảm nhiệt độ và áp suất tăng)
4. Kiểm tra đỏnh giỏ.
 - Quan sát H6.5 và làm bài tập:
a. Cho biết độ tan của NaNO3 ở 100C.
b. Tính khối lượng NaNO3 tan trong 50g nước để tạo ra dung dịch bão hòa ở 100C
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- BTVN: 1,2,3.
- Chuẩn bị trước bài sau.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 62
Nồng độ dung dịch
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
Học sinh biết:
- Khái niệm nồng độ % , biểu thức tính.
- Biết vận dụng để tính một số bài toán về nồng độ phần trăm.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng viết củng cố cách giải bài toán theo PTHH có vận dụng nồng độ phần trăm.
3. Thái độ.
- Giáo dục tính cẩn thận , lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng nhóm, bảng phụ.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, thuyết trình, cá nhân làm việc với SGK.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Hãy phát biểu định nghĩa về muối , viết công thức của muối , nêu qui luật gọi tên muối.
Đáp án: Theo trình tự SGK
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu 2 loại nồng độ 
- Nồng độ % và nồng độ mol/ lit
GV: Thông báo nồng độ phần trăm cho cả lớp.
Nêu ký hiệu: 
Khối lượng chất tan: mct
Khối lượng dung dịch: mdd
Nồng độ %: C%
? Hãy nêu công thức tính nồng độ %
áp dụng:
 Gọi học sinh tóm tắt đề.
? Tính % phải tính được yếu tố nào?
? Hãy tính mdd
? áp dụng công thức tính C%
GV: Đưa đề bài 
Gọi học sinh tóm tắt đề.
C% = 14%, mdd= 150 gam mct =?
GV: Đưa đề bài 
Gọi học sinh tóm tắt đề.
mct = 50 gam , C% = 25%
mdd = ?
mdm = ?
I. Nồng độ phần trăm:
Định nghĩa: SGK/143
C% = . 100% (1)
VD 1:Sgk/ 143 
Giải: 
- Khối lượng dung dich của natri clorua
mdd = mct + mdm
mdd = 15 + 45 = 60g
- Nồng độ phần trăm của dung dịch là 
 C% = . 100%
 = .100% = 25%
VD2: Sgk/143
Giải: 
Khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch 14% là:
mHSO = = 21 gam
mct = (2)
VD 3:Sgk/144 
Giải: 
- Khối lượng dung dịch đường pha chế được.
mđường = = 200 gam
- Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế.
 mHO = 200 – 50 = 150 gam
mdd = (3)
4. Kiểm tra đỏnh giỏ.
- Nồng độ phần trăm của dung dịch là gì?
- Hoàn thành bảng sau trong phiếu học tập:
Tên dung dịch
Nồng độ %
( C% )
Khối lượng
 chất tan 
 (mct)
Khối lượng
 dung môi 
 (mdm)
Khối lượng dung dịch 
(mdd )
Dung dịch NaOH
10g
190g
Dung dịch CuSO4
10%
5g
Dung dịch HCl
20%
50g
Dung dịch NaCl
180g
200
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- BTVN 1,5 SGK/145 - 146
- Chuẩn bị trước bài sau.

File đính kèm:

  • doctuan 32.doc
Giáo án liên quan