Bài giảng Tiết 6: Nguyên tố hóa học (tiết 1)

. Mục tiêu:

* Kiến thức: - Học sinh nắm được định nghĩa nguyên tố hóa học, biết được kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu hoá học còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.

 - Học sinh biết cách ghi kí hiệu hoá học của 1 số nguyên tố thường gặp, biết được tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái đất

* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu của các nguyên tố.

* Thái độ: Yêu thích môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6: Nguyên tố hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/09/07 Tiết 6: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:	- Học sinh nắm được định nghĩa nguyên tố hóa học, biết được kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu hoá học còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
	- Học sinh biết cách ghi kí hiệu hoá học của 1 số nguyên tố thường gặp, biết được tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái đất
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu của các nguyên tố.
* Thái độ: Yêu thích môn học.	
B. Đồ dùng dạy học :
* GV: Bảng ghi một số nguyên tố hóa học; hình vẽ 1.8 SGK
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
 PHƯƠNG PHÁP
I. Nguyên tố hóa học là gì?
1. Định nghĩa: SGK.
*Chú ý: Những nguyên tử có số p bằng nhau thì chúng thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
2. Kí hiệu hóa học 
- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
* Lưu ý: Cách viết 
+ Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa.
+ Chữ cái thứ hai (nếu có) viết bằng chữ thường và viết nhỏ hơn chữ cái đầu.
3. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
- Có trên 110 nguyên tố (92 nguyên tố có trong tự nhiên).
- Oxi là nguyên tố chiếm gần nữa (49,4%) khối lượng vỏ Trái đất.
Hoạt động của GV.
* Hoạt động 1: (5’) KTBC + ĐVĐ bài mới.
- Nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào?
- Bài tập áp dụng: Cho sơ đồ nguyên tử Mg. Hãy cho biết số p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Mg.
* ĐVĐ 
- Yêu cầu HS xác định hàm lượng Canxi có trên hộp sữa.
à Trong thành phần sữa có nguyên tố hóa học Canxi. Bài học này giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học: Nguyên tố hoá học
* Hoạt động 2: (25’) Nguyên tố hóa học là gì?
GV: Chất được tạo ra từ đâu?
GV: Thông báo: Nước được tạo nên từ nguyên tử H và nguyên tử O 
 1g nước3.1022 nguyên tử O và 6.1022 nguyên tử H.
 Þ Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta nói “nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử”.
GV: Vậy nguyên tố hóa học là gì?
GV: Theo định nghĩa cái gì đặc trưng cho một nguyên tố hóa học.
Þ Những nguyên tử có số p bằng nhau thì chúng thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
GV: Thông báo: Những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hoá học giống nhau.
* Củng cố: 1, 8/20 sgk.
* Để biểu diễn nguyên tố hóa học, làm sao?
GV: Giới thiệu kí hiệu của một số nguyên tố có trong bảng 1 trang 42 SGK
GV: Gọi HS viết kí hiệu của 1 số nguyên tố thường gặp như Oxi, Cacbon, Natri
GV: Lưu ý cho học sinh về cách viết kí hiệu hoá học đúng, chính xác.
GV: Thông báo: Kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ: H : chỉ 1 nguyên tử Hiđro
 Fe : chỉ 1 nguyên tử sắt; 
 3Cu : chỉ 3 nguyên tử đồng.
GV: Cho học sinh luyện tập.
* Củng cố: 2, 3/20 sgk.
GV: Thông báo: Kí hiệu hoá học của các nguyên tố được dùng thống nhất trên toàn thế giới.
* Hoạt động 3: (10’) Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
GV: Cho đến nay loài người đã biết được bao nhiêu nguyên tố? và bao nhiêu nguyên tố có trong tự nhiên?
GV: Treo hình 1.8 sgk. 
Gọi HS nêu tên 4 nguyên tố chiếm nhiều nhất trong vỏ Trái đất
Hoạt động của HS:
HS1: Trả lời lý thuyết.
HS2: Bài tập áp dụng
 + Số p: 12; số e lớp ngoài cùng: 2e
 + Số e: 12; số lớp e: 3 lớp.
HS: Xác định hàm lượng Canxi.
HS: Lắng nghe, ghi đầu bài
HS: Chất được tạo ra từ nguyên tử.
HS: Hình thành.
Nguyên tố hóa học = loại nguyên tử = những nguyên tử cùng loại.
HS: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
HS: Đó là số p trong hạt nhân.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
HS1: 1a sgk
HS2: 1b sgk
HS3: 8/20 sgk.
HS: Dùng kí hiệu hóa học.
HS: Theo dõi.
HS: Làm theo yêu cầu của GV
HS: Luyện tập:
+ 2 nguyên tử Natri : 2Na
+ 3 nguyên tử lưu huỳnh: 3S
+ 1 nguyên tử photpho : P
+ 5 nguyên tử bạc : 5Ag
+ 1 nguyên tử Kali : K
HS1: 2/20sgk 
HS2: 3/20sgk.
HS: Đọc thông tin sgk
HS: Có trên 110 nguyên tố ( 92 nguyên tố có trong tự nhiên).
HS: Oxi(49,4%); Silic(25,8%); Nhôm(7,5%); Sắt ( 4,7%)
D. Hướng dẫn tự học: (5’)
* Bài sắp học: - Học bài theo vở ghi + sgk.
 - Học thuộc kí hiệu hoá học của các nguyên tố thường gặp (15 nguyên tố): H, O, C, P, S, Na, K, Ca, Mg, Al, Fe, Cu, Zn, Ag, Pb
 - Làm các bài tập 1, 2, 3, 8/20 sgk.
* Bài sắp học: Nguyên tố hóa học (T2)
Khối lượng của 1 nguyên tử C = ? g
Khối lượng của 1 nguyên tử C = ? đvC
Nguyên tử khối là gì?
Xem (cột 4) bảng 1 trang 42 sgk.
E. Rút kinh nghiệm, kiểm tra:

File đính kèm:

  • docTIET 6.doc
Giáo án liên quan