Bài giảng Tiết 6 : Nguyên tố hoá học (tiếp theo)

Kiến thức:

Biết được:

- Những nguyên tử có cùng số protron trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

- Kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học.

 2- Kĩ năng:

- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.

 3-Thái độ: Có ý thức yêu thích môn học

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6 : Nguyên tố hoá học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: 6/9/2010 
Ngày giảng:7/9/2010
Tiết 6 : nguyên tố hoá học
I. Mục tiêu: 
 1 - Kiến thức: 
Biết được:
- Những nguyên tử có cùng số protron trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
- Kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học. 
 2- Kĩ năng:
- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.
 3-Thái độ: Có ý thức yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
1. G/v: - Chuẩn bị tranh vẽ: tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất
 - Bảng một số các nguyên tố hoá học , phiếu học tập
2. H/s: - Đọc trước bài 5 sgk
III:Phương pháp:Trực quan, đàm thoại, hđn
IV:Tổ chức giờ học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ (10 phút ): 1/ Nguyên tử là gì ? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ? dựa vào sơ đồ nguyên tử magiê hãy cho biết số p, số e, số lớp e, số lớp e ngoài cùng của nguyên tử magiê ?
 2/ Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử ? 
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
 * Khởi động: Trên nhãn hộp sữa, ghi rõ từ canxi kèm theo hàm lượng coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡng của sữa & giới thiệu chất canxi có lợi cho xương, phòng chống bệnh loãng xương. Thực ra phải nói: Trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi. Bài học này giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học.
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 20
phút
 11
phút
Hoạt động 1
MT:Nêu được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số protron trong hạt nhân ; biết được kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố 
- G/v thuyết trình: Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta nói “nguyên tố hoá học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử ” 
Vậy nguyên tố hoá học là gì ? 
- G/v gọi một h/s đọc định nghĩa chữ in nghiêng phần (1) tr.17 sgk
- G/v chốt kiến thức
 G/v thông báo các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học có t/c hoá học như nhau 
- G/v đưa ra nội dung bài tập 1: 
a) Hãy điền số thích hợp vào các pp trống ở bảng sau:
Số p
Số n
Số e
Nguyên tử 1
19
20
Nguyên tử 2
20
20
Nguyên tử 3
19
21
Nguyên tử 4
17
18
Nguyên tử 5
17
20
b) Trong 5 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học ? vì sao ? 
c) Tra bảng (sgk tr.42) để biết tên các nguyên tố đó ?
- G/v treo bảng “ Một số nguyên tố hoá học ” 
- Y/c thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả 
- G/v treo bảng đ/d nhóm lên điền vào bảng nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & đưa bảng chuẩn kiến thức
Số p
Số n
Số e
Nguyên tử 1
19
20
19
Nguyên tử 2
20
20
20
Nguyên tử 3
19
21
19
Nguyên tử 4
17
18
17
Nguyên tử 5
17
20
17
- Nguyên tử 1 & 3 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số p (kali)
- Nguyên tử 4 & 5 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số protron (clo)
- G/v giới thiệu: Mối nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ cái đầu viết ở dạng chữ in hoa) gọi là kí hiệu hoá - g/v hướng dẫn h/s ghi bài 
- G/v giới thiệu kí hiệu một số nguyên tố trong bảng tr.42 sgk
- Y/c học sinh tập viết kí hiệu của một số nguyên tố hoá học thường gặp: oxi, sắt, bạc, kẽm, magiê, natri, bari ...
- Có thể gọi h/s lên bảng viết h/s khác bổ xung
- G/v lưu ý với h/s khi viết kí hiệu hoá học:
 + Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa. Chữ cái thứ hai (nếu có) viết chữ thường & viết nhỏ hơn chữ cái đầu 
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng:
 + O, Fe, Ag, Zn, Mg, Na, Ba ....
- G/v ghiới thiệu: Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
 + Ví dụ: H chỉ một nguyên tử hiđro
 Fe chỉ một nguyên tử sắt & nếu viết 2Fe thì chỉ hai nguyên tử sắt 
- G/v thông báo: Kí hiệu hoá học qui định thống nhất trên toàn thế giới 
Hoạt động 2
MT biết cách ghi & nhớ kí hiệu của một 
số nguyên tố ; biêt được tỉ lệ về thành phần
 khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất & những nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất
- G/v thông báo: đến nay khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố. Trong số này có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo 
( g/v có thể kể thêm về một số nguyên tố phóng xạ)
- Lượng các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ trái đất không đồng đều
- G/v treo tranh vẽ: Tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất
? Dựa vào tranh vẽ em cho biết những nguyên tố nào có nhiều nhất trong vỏ trái đất ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức 
- Hiđro chiếm 1% về khối lượng vỏ trái đất nhưng xét về số nguyên tử thì nó chỉ đứng sau oxi 
- Trong số 4 nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật là C, H, O, N thì C & N là 2 nguyên tố khá ít nhất trong vỏ trái đất ( C 0,08 % ; N 0,03 %)
I. Nguyên tố hoá học là gì ?
 1/ Định nghĩa
- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số protron trong hạt nhân
- Như vậy số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học
2/ Kí hiệu hoá học
- Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu hoá học 
- Ví dụ: Kí hiệu của nguyên tố canxi : Ca
 Kí hiệu của nguyên tố nhôm: Al
II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học
- Đến nay khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố. Trong số này có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo ( g/v có thể kể thêm về một số nguyên tố phóng xạ)
- Lượng các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ trái đất không đồng đều
- 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất: Oxi chiếm 49% ; Silic 25,8% ; Nhôm 7,5% ; Sắt 4,7%.
4. Củng cố (8 phút): 1/ Hãy cho biết trong các câu sau, câu nào đúng câu nào sai ?
Tất cả các nguyên tử có cùng số nơtron bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học
Tất cả những nguyên tử có số protron như nhau đều thuộc cùng một số nguyên tố hoá học 
Trong hạt nhân nguyên tử: số pro trron luôn bằng số nơtron 
 Trong một nguyên tử số protron luôn bằng số electron. Vì vậy nguyên tử trung hoà về điện
 2/ Em hãy điền tên, kí hiệu hoá học & các số thích hợp vào những ô trống trong bảng sau:
Tên nguyên tố
kí hiệu hoá học
Tổng số hạt
trong nguyên 
 tử
 Số p
 Số e
 Số n
34
12
15
16
18
6
16
16
* Đáp án: 1/ Câu đúng b, d
tên nguyên tố
kí hiệu hoá học
Tổng số hạt
trong nguyên 
 tử
Số p
Số e
Số n
Natri
Na
34
11
11
12
Phôt pho
P
46
15
15
16
Cacbon
C
18
6
6
6
Lưu huỳnh
S
48
16
16
16
5. Dặn dò (1 phút): - BTVN: bài 1, 2, 3 tr.20 sgk
 - Đọc trước phần II bài 5 sgk

File đính kèm:

  • docTIET6_~1.DOC
Giáo án liên quan