Bài giảng Tiết 6 : Một số axit quan trọng (tiết 3)

-Những tính chất của HCl, H2SO4. Chúng có đầy đủ t/chh của axit. Viết đúng các PTHH minh hoạ.

-H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng : Dẫn ra được những PTHH cho những tính này .

-Những ứng dụng quan trọng của axit HCl, H2SO4 trong sản xuất, đời sống .Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình tiến hành thí nghiệm .

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6 : Một số axit quan trọng (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 08- 9- 2006
Tiết 6 : 	MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
I/ Mục tiêu bài học: 
-Những tính chất của HCl, H2SO4. Chúng có đầy đủ t/chh của axit. Viết đúng các PTHH minh hoạ.
-H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng : Dẫn ra được những PTHH cho những tính này .
-Những ứng dụng quan trọng của axit HCl, H2SO4 trong sản xuất, đời sống .Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình tiến hành thí nghiệm .
 -Vận dụng những tính chất của axit HCl, H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng .
II/ Chuẩn bị:
 1- Giáo viên: -Hoá chất : HCl, H2SO4 loãng, đặc, Cu, đường, quỳ tím .
 -Dụng cụ : Ôáng nghiệm, đèn cồn, cốc TT, bông, ống hút .
 2-Học sinh : Chuẩn bị bài cũ, tìm hiểu trước bài mới, bảng phụ .
III/ Hoạt động dạy học:
 1- Ổn định tổ chức:(1’) Quan sát tình hình lớp.
 2- Kiểm tra bài cu:õ( 6’)
- Chất nào sau đây không tác dụng với axit HCl ? 
 A. Cu ; B. Zn ; C. Mg ; D. Fe
- Chất nào sau đây tác dụng được với cả axit HCl và CO2 ?
 A. Al ; B. Zn ; C. Dung dịch NaOH ; D. Fe
 Viết các PTHH xảy ra .
 3- Bài mới( 29’)
 a- Giới thiệu bài: ( 1’) Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu tính chất của axit . Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về hai axit quan trọng nhất trong công nghiệp hoá học là HCl và H2SO4 
 b- Bài mới( 28’)
TL 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
8’
HĐ I : Axit clohiđric:
-GV giới thiệu sơ lược về axit HCl và cho biết nó có tính chất của một axit mạnh.
? Vậy axit HCl có thể tác dụng được với những chất nào
? Axit HCl làm quỳ tím chuyển thành màu gì? 
? Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành chất gì ? Ví dụ
? Tác dụng với bazơ tạo thành chất gì ? Ví dụ .
? Tác dụng với ôxit bazơ tạo thành chất gì ? Ví dụ .
®GV cho HS biết ngoài ra, axit HCl còn tác dụng với muối 
? Từ t/chh của axit HCl. Hãy cho biết ứng dụng của nó ?
-HS quan sát và lắng nghe.
-HS: T/d được với quỳ tím, với nhiều kim loại, bazơ, ôxit bazơ .
-HS: Làm qùy tím hoá đỏ .
-HS: Tạo thành muối clorua và khí hiđrô – Viết PTHH
-HS: Tạo thành muối clorua và nước – Viết PTHH .
-HS: Tạo thành muối clorua và nước – Viết PTHH .
-HS lắng nghe .
-HS thaỏ luận nhóm rồi trả lời .
I- Axit clohiđric(HCl)
 1- Tính chất :
-Làm quỳ tím hoá đỏ.
-Tác dụng với nhiều KL: 2HCl(dd) + Fe(r)®
 FeCl2(dd) + H2(k)
-Tác dụng với bazơ: HCl(dd) + NaOH(dd)®
 NaCl(dd)+H2O(l)
-Tác dụng với ôxit bazơ: 2HCl(dd) + CuO(r)®
 CuCl2(dd) + H2O(l)
-Tác dụng với muối (học bài sau)
 2- Ứng dụng :(SGK)
20’
HĐ II: Axit sunfuric 
-GV giới thiệu cho lọ H2SO4 .
? Qua q/sát, em hãy cho biết sơ lược về t/c vật lí của H2SO4 ?
®GV bổ sung, hoàn chỉnh và pha loãng H2SO4 đặc .
- GV cho HS biết H2SO4 loãng có t/chh tương tự như axit HCl .
? Vậy nó tác dụng được với những chất nào ? àGV gọi vài HS lên bảng viết PTHH .
-GV hướng dẫn cho HS các nhóm làm TN phản ứng giữa H2SO4 loãng và H2SO4
đặc với Cu.
? Qua quan sát, em thấy có hiện tượng gì xảy ra ? Nhận xét ? Viết PTHH .
? Vậy, em có kết luận gì về t/c của KLvới H2SO4 đặc ?
-GV làm TN về tính háo nước của H2SO4 đặc cho HS quan sát 
? Quan sát TN, em thấy có hiện tượng gì xảy ra ? Nhận xét ?
®GV bổ sung và viết PTHH, đồng thời giáo dục cho HS.
-HS quan sát H2SO4 .
-HS trả lời .
-HS lắng nghe và quan sát.
-HS lắng nghe.
-HS: Tác dụng được với quỳ tím, kim loại, bazơ và ôxit bazơ
-HS lên bảng viết PTHH 
cho mỗi tính chất .
-HS làm TN.
-HS nêu hiện tượng xảy ra, nhận xét, viết PTHH .
-HS: H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều KL tạo thành muối nhưng không giải phóng khí H2.
-HS quan sát TN .
-HS trình bày hiện tượng, nhận xét .
-HS lắng nghe .
II- Axit sunfuric(H2SO4)
 1- T/c vật lí (SGK)
 2- Tính chất hoá học
 a- Axit sunfuric loãng có t/c hoá học của axit :
-Làm quỳ tím hoá đỏ .
-Tác dụng với kim loại: Zn(r) + H2SO4(dd) ®
 ZnSO4(dd) + H2(k)
-Tác dụng với bazơ: H2SO4(dd) + Cu(OH)2
®CuSO4(dd) + 2H2O(l)
-Tác dụng với ôxit bazơ: H2SO4(dd) + CuO(r)®
 CuSO4(dd) + H2O(l)
 b- Axit đặc có những tính chất hoá học riêng: 
 -Tác dụng với kim loại :
Cu(r) + 2H2SO4(đ/n)®
CuSO4(dd) + 2H2O(l) + 
 SO2(k)
H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối nhưng không giải phóng khí H2. -Tính háo nước: 
C12H22O11
11H2O+12C
 4- Củng cố ( 7’) Cho HS trả lời các câu hỏi sau: (bảng phụ)
-Để pha loãng H2SO4 đặc người ta thực hiện :
 a. Rót từ từ H2SO4 đặc vào lọ đựng H2SO4 loãng và khuấy đều.
 b. Rót từ từ H2O vào H2SO4 đặc và khuấy đều
 c. Rót từ từ H2SO4 đặc vào lọ đựng H2O và khuấy đều.
-Có những chất : CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên t/d với d/d HCld/d H2SO4 loãng sinh ra:
 a/ chất khí cháy được trong không khí ?
 b/ Dung dịch có màu xanh lam ?
 c/ Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit ?
 d/ Dung dịch không màu và nước ?
Viết tất cả các PTHH .
 5-Dặn dò: (2’)
-Về nhà học bài, làm các bài tập 1,5,6 trang 19 SGK, HS khá làm thêm bài7.
-Về nhà tìm hiểu :Ứng dụng, cách sản xuất và nhận biết H2SO4 và muối sunfat để giờ sau học.
IV/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docHH9.doc