Bài giảng Tiết: 6 - Bài 4: Một số axit quan trọng ( tiết 8 )

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết được những tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 có đầy đủ tính chất hóa học của một axit. Viết đúng PTHH minh họa cho mỗi tính chất.

- Những ứng dụng của axit trong đời sống và trong sản xuất.

2.Kỹ năng:

- Sử dụng an toàn những axit này trong quá trinh tiến hành sản xuất.

- Vận dụng những tính chất của HCl để làm bài tập định tính và định lượng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 6 - Bài 4: Một số axit quan trọng ( tiết 8 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../8/2010
Ngày giảng: ../8/2010
Tiết:6
BÀI 4. MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được những tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 có đầy đủ tính chất hóa học của một axit. Viết đúng PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
- Những ứng dụng của axit trong đời sống và trong sản xuất.
2.Kỹ năng:
Sử dụng an toàn những axit này trong quá trinh tiến hành sản xuất.
Vận dụng những tính chất của HCl để làm bài tập định tính và định lượng.
3.Thái độ:
- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học, tính cẩn thận trong thực hành hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
- Hóa chất: dd HCl ,;quì tím ; Zn ; Al : Fe ; Cu(OH)2 ; CuO; Fe2O3
- Dụng cụ: ống nghiệm cỡ nhỏ, đũa thủy tinh, phễu và giấy lọc, tranh ảnh về ứng dụng của axit
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Học sinh vắng
Lí do
K lí do
Ngày giảng
9A
9B
9C
9D
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tính chất hóa học của axit, viết PTHH minh họa?
? Làm bài tập số 3
Gv nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Trong bài học vừa rồi, ta đã biết tính chất chung của axit. Như vậy, axit HCl, axit H2SO4 loãng và đặc có những tính chất nào ? Nó có những ứng dụng, vai trò quan trọng gì ? Bài học hôm nay, ta nghiên cứu những vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG 1
A. AXIT CLOHIĐRIC ( HCl )
Hoạt động 1.1. tính chất.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : Cho HS quan sát lọ đựng dd HCl và yêu cầu:
Em hãy cho biết trạng thái, màu của HCl ?
GV : Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học chung axit.à Axit HCl có những tính chất hoá học của một axit mạnh.
GV : Các em hãy sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm và các hoá chất có sẵn để chứng minh rằng: dd có đầy đủ các tính chất hoá học của axit mạnh.
GV : Gợi ý, chúng ta nên tiến hành những thí nghiệm nào ? à Cho các nhóm thảo luận.
GV : Gọi đại diện một nhóm HS nêu các thí nghiệm sẽ tiến hành để chứng minh axit HCl có đầy đủ các tính chất hoá học của một axit mạnh. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV : Treo nội dung các thí nghiệm: Cách tiến hành thí nghiệm, Hiện tượng, PTHH, Nhận xét và kết luận (Hiện tượng, PTHH, Nhận xét và kết luận để trống cho HS tự ghi).
GV : Treo bảng kết quả của một nhóm lên, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a.Tính chất vật lí:
HS: Nêu các tính chất vật lí của HCl.
HS: 1 HS phát biểu.
b.Tính chất hoá học
HS: Thảo luận nhóm để chọn các thí nghiệm sẽ tiến hành.
HS: Nêu ý kiến của nhóm mình:
- Các TN cần tiến hành là:
- Dung dịch HCl tác dụng với quỳ tím.
- Dung dịch HCl tác dụng với Zn.
- Dung dịch HCl tác dụng với Cu(OH)2
- Dung dịch HCl tác dụng với CuO. 
HS: Làm TN theo nhóm rồi rút ra nhận xét, kết luận.
HS: Nêu các hiện tượng TN à kết luận:
*Dung dịch HCl có đầy tính chất của một axit mạnh.
Hoạt động 1.2. Ứng dụng
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV:Em hãy cho biết những ứng dụng của axit HCl.
HS: Nêu những ứng dụng của axit HCl như SGK:
- Điều chế các muối clorua. 
-Làm sạch bề mặt khi hàn các lá kim loại mỏng bằng thiếc. 
-Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại. Chế biến thực phẩm, dược phẩm
HOẠT ĐỘNG 2
B. AXIT SUNFURIC (H2SO4)
Hoạt động 2.1. I. Tính chất vật lí
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : Cho HS quan sát lọ đựng H2SO4 đặc à gọi HS nhận xét về trạng thái, màu và đọc SGK.
GV : Hướng dẫn HS cách pha loãng Axit H2SO4 đặc một cách an toàn.
HS: Nhận xét và đọc SGK.
Hoạt động 2.2. II. Tính chất hóa học
1.Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : Thông báo axit H2SO4 loãng có đầy đủ các tính chất hoá học của axit mạnh tương tự axit HCl.
GV : Gọi 1 HS lên bảng viết lại các tính chất hoá học của axit loãng và viết các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó. 1 HS khác nhận xét, bổ sung.
HS: Trình bày:
- Làm đổi màu qù thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại
Mg (r) + H2SO4 (dd) à MgSO4 (dd) + H2 (k) 
- Tác dụng với bazơ
Zn(OH)2 + H2SO4 à ZnSO4 (dd) + 2H2O ( l )
- Tác dụng với oxit
Fe2O3 (r) + 3H2SO4 (dd) à Fe2(SO4)3 (dd) + 3H2O
- Tác dụng với muối ( sẽ học kĩ ở bài 9).
4. Củng cố 
GV : Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Cho các chất sau: Ba(OH)2, Mg, CuO, Cu, P2O5, các chất nào tác được với dd axit H2SO4 ? Viết các PTHH tương ứng 
5. Hướng dẫn về nhà 
Làm bài tập: 1,4,6.7/19 SGK.
Xem phần 2,III, IV,V còn lại của bài. 
 V. RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 6chuan kien thuc ki nang moi.doc