Bài giảng Tiết 6 - Bài 4 : Một số axit quan trọng (tiếp)

A. Mục tiêu :

Học sinh biết :

- Những tính chất hoá học của HCl và H2SO4 loãng . Chúng có đầy đủ tính chất của axit. Viết đúng các phương trình hoá học cho mỗi tính chất .

- H2SO4 có những tính chất hoá học riêng : Tính oxi hoá, tính háo nước . Dẫn ra được những phương trình hoá học cho mỗi tính chất này.

- Những ứng dụng của các axit

- Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình thí nghiệm

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6 - Bài 4 : Một số axit quan trọng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Bài 4 : MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG 
Tuần 3
- Ngày soạn : 6.9.2009
- Ngày dạy : 11.9 2009
- Dạy lớp : 91 , 92 , 94
A. Mục tiêu :
Học sinh biết :
- Những tính chất hoá học của HCl và H2SO4 loãng . Chúng có đầy đủ tính chất của axit. Viết đúng các phương trình hoá học cho mỗi tính chất .
- H2SO4 có những tính chất hoá học riêng : Tính oxi hoá, tính háo nước . Dẫn ra được những phương trình hoá học cho mỗi tính chất này.
- Những ứng dụng của các axit 
- Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình thí nghiệm 
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
 3 ống nghiệm, 1 giá ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 1 ống nhỏ giọt 
- Hoá chất :
 1 lọ H2SO4 loãng, 1 lọ H2SO4 đậm đặc, 1 lọ đồng lá, 1 lọ đường cát 
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 5’
Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hoá học của axit ? Viết các phương trình hoá học .
2. Phát triển bài : 30’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
25’
5’
 I. Axit clohiđric ( HCl ) :
1. Tính chất :
a. Vật lí : HCl là chất lỏng, bay hơi ở nhiệt độ thường 
b. Hoá học : Có đầy đủ tính chất của một axit :
- Làm đổi màu quì tím .
- Tác dụng với kim loại : Tạo thành muối clorua và giải phóng khí hiđro
2HCl + Fe à FeCl2 + H2
- Tác dụng với bazơ : Tạo thành muối clorua và nước 
2HCl + Cu(OH)2 à CuCl2 + 2H2O
- Tác dụng với oxit bazơ : Tạo thành muối và nước 
 2HCl + CuO à CuCl2 + H2O
2. Ứng dụng :
- Điều chế các muối clorua 
- Làm sạch bề mặt kim loại .
- Tẩy gỉ kim loại 
- Chế biến thực phẩm, dược phẩm . . . 
 II. Axit sunfuric ( H2SO4 ) :
1. Tính chất vật lí :
H2SO4 là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp đôi nước ( D = 1,83g/cm3 ), không bay hơi ở nhiệt độ thường, dễ tan trong nước, khi tan toả rất nhiều nhiệt 
2. Tính chất hoá học :
a. H2SO4 loãng có tính chất hoá học của axit :
- Làm quì tím hoá đỏ 
- Tác dụng với kim loại : Tạo thành muối sunfat và giải phóng khí hiđro
H2SO4 + Fe à FeSO4 + H2
- Tác dụng với bazơ : Tạo thành muối sunfat và nước 
H2SO4 + Cu(OH)2 à CuSO4 + 2H2O
- Tác dụng với oxit bazơ : Tạo thành muối sunfat và nước 
H2SO4 + CuO à CuSO4 + H2O
b. H2SO4 đậm đặc có những tính chất hoá học riêng:
- Tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro
H2SO4 (đặc, nóng) + Cu CuSO4 + 2H2O + SO2
- Tính háo nước :
C12H22O11 11H2O + 12C
III. Ứng dụng :
Dùng để sản xuất tơ, sợi, chất dẻo, phân bón, phẩm nhuộm, chất tẩy rửa . . . ( H. 12.1 SGK )
- Giới thiệu lọ HCl . Mô tả tính chất vật lí ?
- Gọi 1 học sinh nêu các tính chất hoá học của axit ? Viết phương trình hoá học .
- Sửa chữa- kết luận .
- Axit clohiđric có những ứng dụng nào ?
- Kết luận
 - Gọi 1 học sinh mô tả tính chất vật lí của H2SO4 ?
- Giới thiệu với học sinh cách pha chế H2SO4 đậm đặc
- Giới thiệu H2SO4 có những tính chất tương tự như HCl : Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày tính chất hoá học của H2SO4
- Sửa chữa - kết luận 
- Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm giữa H2SO4 đặc và loãng với Cu
- Kết luận 
- Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm giữa H2SO4 đặc với đường cát 
- Giải thích 
- Kết luận 
- Lưu ý học sinh khi sử dụng H2SO4 phải hết sức cẩn thận 
- Yêu cầu học sinh quan sát H1.12. Nêu 1 số ứng dụng của H2SO4
- Tính chất vật lí : Lỏng bay hơi ở nhiệt độ thường 
- Trình bày tính chất hoá học của axit (đã học ở bài 3 )
- Đọc SGK nêu 1 số ứng dụng của HCl
- Mô tả tính chất vật lí của H2SO4
- Lưu ý và ghi nhớ cách pha loãng
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm 
- Các nhóm cùng trao đổi, bổ sung 
- Các nhóm cùng tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận 
- Tiến hành thí nghiệm 
- Quan sát hình vẽ. Nêu 1 số ứng dụng của H2SO4
3. Củng cố : 4’
Gọi 2 học sinh viết các phương trình hoá học. Chứng minh tính chất hóa học của 2 loại axit : HCl và H2SO4
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Viết phương trình hoá học giữa HCl với : ZnO, Mg , Fe(OH)3
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : Bài số 1 SGK
- Chuẩn bị trước phần IV , V trang 18 

File đính kèm:

  • docTiết 6 Bài 4 MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG.doc