Bài giảng Tiết 6, 7 - Bài 4: Một số axit quan trọng
. Mục tiêu : -Kiến thức: HS biết được các tính chất hoá học của axit HCl và axit H2SO4 loãng ; Biết được cách viết đúng các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học chung của axit
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng những t/c của axit HCl và axit H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng ; h/đ nhóm
- Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
Soạn : Tiết 6, 7 - bài 4: Một số axit quan trọng Giảng: 25/9 I. Mục tiêu : -Kiến thức: HS biết được các tính chất hoá học của axit HCl và axit H2SO4 loãng ; Biết được cách viết đúng các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học chung của axit - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng những t/c của axit HCl và axit H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng ; h/đ nhóm - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học II. Chuẩn bị của GV và HS : 1. G/v : - Hoá chất : d.d axit HCl , d.d axit H2SO4 , quì tím , H2SO4 đặc , Zn hoặc Al . Cu(OH)2 , d.d NaOH , CuO hoặc Fe2O3 , bột Cu - Dụng cụ : Giá ống nghiệm , ốnh nghiệm , kẹp gỗ 2. H/s : - Học thuộc các tính chất chung của axit III. Hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ ( 10 phút ) 1/ Nêu t/c hoá học chung của axit ? 2/ Chữa bài tập số 3 tr.14 SGK ( đáp án giải trong sách bài tập 3. Bài mới : * Mở bài : Axit HCl và axit H2SO4 loãng có những tính chất của axit không ? Nó có những ứng dụng quan trọng nào ? chúng ta vào bài mới hôm nay Tg H/đ của g/v và h/s Nội dung ghi bài 15 phút 15 phút Hoạt động 1 - G/v đưa ra lọ đựng dd HCl cho h/s quan sát rồi đặt câu hỏi ? Em hãy nêu các t/c vật lý của HCl ? - Y/c thảo luận nhóm bàn thống nhất kết quả (3 phút) - Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung - G/v chốt kiến thức - G/v thông báo: Axit HCl có những t/c hoá học của axit mạnh, các em hãy sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm để chứng minh rằng: dd axit có đầy đủ các t/c hoá học của axit mạnh. ? Chúng ta nên làm những thí nghiệm nào để chứng minh nó là một axit mạnh điển hình ? - Thảo luận nhóm bàn thống nhất kết quả (3 phút) - Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung - G/v chốt kiến thức + t/d với quỳ tím + T/d với nhôm ... + T/d với Cu(OH)2 ... + T/d với CuO ... - Tương tự như cách tiến hành thí nghiệm ở bài 3 các nhóm lớn tiến hành thí nghiệm - Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm kết hợp ghi các hiện tượng thí nghiệm & phương trình p/ư - G/v quan sát theo dõi cách làm của các nhóm, uốn nắn, sửa sai nếu có - Đ/d mỗi nhóm báo cáo một hiện tượng thí nghiệm & viết phương trình nhóm khác bổ xung - G/v ghi kết quả thí nghiệm của mỗi nhóm vào góc bảng ? Qua kết quả của thí nghiệm trên em có kết luận gì về t/c hoá học của axit HCl ? - H/s trả lời h/s khác bổ xung - G/v chốt kiến thức - G/v thuyết trình về ứng dụng của axit HCl cho h/s nghe: + Để đ/c các muối clorua + Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn + Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng , mạ ... + Chế biến thực phẩm , dược phẩm ... - Hướng dẫn h/s học theo sgk tr.15 Hoạt động 2 - G/v đưa ra lọ đựng axit H2SO4 cho h/s quan sát & đặt câu hỏi ? Em hãy nhận xét t/c vật lý của axit sunfuric ? - H/đ cá nhân h/s trả lời h/s khác bổ xung - G/v chốt kiến thức - G/v hướng dẫn h/s cách pha loãng axit sunfuric đặc: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải rót từ từ H2SO4 đặc vào nước & không làm ngược lại - G/v tiến hành làm thí nghiệm pha loãng axit H2SO4 đặc cho h/s quan sát ? Em có nhận xét gì về tính tan & tính tỏa nhiệt ? - H/s trả lời h/s khác bổ xung - G/v thuyết trình: Axit H2SO4 loãng có đầy đủ các t/c hoá học của axit mạnh (tương tự như axit HCl) như vậy chúng dưa vào các kiến thức đã học về t/c chung của axit & t/c của axit HCl em hãy viết lại các t/c hoá học của axit H2SO4 đồng thời viết các phương trình minh hoạ - Y/c thảo luận theo nhóm bàn thống nhất kết quả (3 phút) - Đ/d mỗi nhóm lên viết một t/c kèm theo phương trình minh hoạ nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét & chốt kiến thức - G/v thông tin: H2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 + 2 HNO3 (dd) (dd) (r) (dd) A. Axit clohiđric ( hcl ) 1/ Tính chất * Tính chất vật lý: Là một chất lỏng , không màu , dễ bay hơi - Dung dịch khí hiđro clorua trong nước gọi là axit clohiđric - Đ/d đậm đặc là dd bão hoà hiđroclorua * Tính chất hoá học: - Là một axit mạnh làm đổi màu quỳ tím thành đỏ - T/d với nhiều kim loại ( Mg, Zn, Al, Fe ...) 2HCl (dd ) + Fe (r ) FeCl2 (dd ) + H2 (k ) - T/d với bazơ HCl (dd ) + NaOH (dd ) NaCl (dd ) + H2O (l ) - T/d với oxit bazơ 2HCl (dd ) + CuO (r ) CuCl2 (dd ) + H2O (l ) 2/ ứng dụng - Học theo sgk tr.15 B. Axit sunfuric ( h2SO4 ) I. Tính chất vật lý - Là chất lỏng sánh, không màu, năng gần gấp 2 lần nước, không bay hơi, tan nhiều trong nước & toả nhiều nhiệt II. Tính chất hoá học 1/ Axit sunfuric loãng có t/c hoá học của axit - Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ - Tác dụng với kim loại ( mg, Fe, Zn, Al ...) Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (r) (dd) (dd) (k) - Tác dụng với bazơ H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + 2H2O (dd) (r) (dd) (l) - Tác dụng với oxit bazơ H2SO4 + CuO CuSO 4 + H2O (dd) (r) (dd) (l) - Tác dụng được với muối 4. Củng cố, kiểm tra, đánh giá ( 4 phút ) 1/ Em hãy nhắc lại t/c hoá học của axit HCl & axit H2SO4 ? 2/ Bài tập : Cho các chất sau: Ba(OH)2 , Fe(OH)3 , SO3 , K2O , Mg , Fe , Cu , CuO P2O5 . Viết các phương trình phản ứng của các chất trên với : a) Dung dịch H2SO4 loãng * Đáp án : - Những chất tác dụng được với H2SO4 loãng: Ba(OH)2 , Fe(OH)3 , K2O , Mg , Fe , CuO - Các phương trình phản ứng Ba(OH)2 + H2SO4 (l ) BaSO4 + 2H2O 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 (l ) Fe2(SO4)3 + 6H2O K2O + H2SO4 ( l ) K2SO4 + H2O Mg + H2SO4 (l ) MgSO4 + H2 Fe + H2SO4 (l ) FeSO4 + H2 CuO + H2SO4(l ) CuO + H2O 5. Dặn dò ( 1phút ) - BTVN : 1, 2, 3, 5 tr.19 SGK Đáp án *Bài 1: a. Zn + HCl & Zn + H2SO4 b. CuO + HCl & CuO + H2SO4 c. BaCl2 + H2SO4 d. ZnO + HCl & ZnO + H2SO4 *Bài 3: a. Dùng thuốc thử Ba(NO)2 hoặc BaCl2 b. Có thể dùng BaCl2 c. Dùng quỳ tím hoặc kim loại h/đ mạnh như Zn, Fe . *Bài 5: a. H2SO4 + Fe ; H2SO4 + CuO ; H2SO4 + KOH b. H2SO4 đặc nóng + Cu H2SO4 + C6H12O6 => C6H12O6 6H2O + 6C *Bài 6: a) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 b) Số mol khí H2 sinh ra là: = 0,15mol - Theo pphương trình ta có: = 0,15mol - Khối lượng Fe tham gia p/ư là: 0,15 . 56 = 0,3mol - Nồng độ dd HCl là: = 6mol *Bài 7: a) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (1) ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O (2) b) Thành phần của hỗn hợp: - Đổi 100ml = 0,1 lit - Số mol của HCl tham gia ở (1) & (2): nHCl = 0,1 . 3 = 0,3mol - Đặt x gam là khối lượng CuO thì khối lượng của ZnO là (12,1 – x)gam - Số mol các chất là: nCuO = ; nZnO = - Ta có phương trình: + = 0,3 => x = 4 gam - Thành phần % của hỗn hợp là: %CuO = = 33% ; %ZnO = 67% c) Khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng là: CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O (3) ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O (4) - Số mol H2SO4 tham gia (3): = nCuO = 0,05mol - Số mol H2SO4 tham gia (4): = nZnO = 0,1mol - Khối lượng H2SO4 tham gia (3) & (4) là: 98 (0,05 + 0,1) = 14,7 gam - Khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng là: mdd = = = 73,5 gam - Đọc trước phần III, IV, V bài 4 SGK IV. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- tiet 6,7.doc