Bài giảng Tiết 59: Kiểm tra viết

. Kiến thức.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua chương Hidro – Nước , phát hiện và điều chỉnh những sai lệch của học sinh về kiến thức.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng viết PTHH, nhận biết các chất và tính toán hóa học.

3. Thái độ.

- Giáo dục tính cẩn thận, lòng say mê môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 59: Kiểm tra viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 59
Kiểm tra viết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua chương Hidro – Nước , phát hiện và điều chỉnh những sai lệch của học sinh về kiến thức.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng viết PTHH, nhận biết các chất và tính toán hóa học.
3. Thái độ.
- Giáo dục tính cẩn thận, lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Đề bài và hướng dẫn chấm.
2. Học sinh.
- Ôn tập chương Hidro – Nước.
III. Phương pháp.
- Kiểm tra đánh giá.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Hãy nêu những tính chất hóa học của nớc
- Sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới. 
 Ngày soạn:11/4/010
Ngày giảng: 8A 8B:
Chương 6: Dung dịch
Tiết 60 
Bài 40 Dung dịch
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được khái niệm dung dịch, dung môi, chất tan. Hiểu được khái niệm dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa.
- Biết cách làm cho chất rắn hòa tan nhanh hơn.	
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và quan sát cả hiện tượng thí nghiệm.Từ thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Giáo dục tính cẩn thận , lòng say mê môn học, tính cẩn thận tronh thực hành TN.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: 12 Cốc thủy tinh, 8 đũa thủy tinh
- Hóa chất: Nước, đường, muối ăn, dàu hỏa, dàu ăn. 
III. Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức : 8a: 8b:
2. Kiểm tra: 
3. Nội dung bài giảng:
Hoạt động 1: Dung môi, chất tan, dung dịch:
GV: Giới thiệu mục tiêu của chương dung dịch
- Giới thiệu những điểm chung khi học chương dung dịch.
GV: Giới thiệu các bước tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho một thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ
Thí nghiệm 2: Cho một thìa dầu ăn vào 1 cốc nước, 1 cốc dầu hỏa khuấy nhẹ.
? Quan sát và nêu hiện tượng quan sát được? Nêu nhận xét của các nhóm?
GV: ở thí nghiệm 1: 
Nước là dung môi
Đường là chất tan
Nước đường là dung dịch
? Vậy ở thí nghiệm 2 đâu là dung môi , đâu là chất tan, đâu là dung dịch?
? Vậy dung môi là gì?
? Chất tan là gì?
? Dung dịch là gì?
? Lấy vài ví dụ về dd và chỉ rõ đâu là dung môi đâu là chất tan?
I. Dung môi, chất tan, dung dịch:
HS: Các nhóm làm thí nghiệm
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo ra dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Hoạt động 2: Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa:
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
- Cho tiếp tục đường vào thí nghiệm 1, khuấy nhẹ
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
GV: Giai đoạn đầu còn hòa tan thêm được đường là dd chưa bão hòa.
Giai đoạn sau: không thể hòa tan thêm được nữa gọi là dd bão hòa.
? Thế nào là dd bão hòa, dd chưa bão hòa?
II. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa: 
- ở một nhiệt độ xác định:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dd có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch chưa bào hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Hoạt động 3: Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước
 diễn ra nhanh hơn
GV: Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:
- Cho vào mỗi cốc nước ( 25 ml nước) 5gam muối ăn
+ Cốc 1: Để yên
+ Cốc 2: Khuấy đều
+ Cốc 3: Đun nóng
+ Cốc 4: Nghiền nhỏ muối ăn.
? Vậy muốn quá trình hòa tan chất rắn trong nước được nhanh hơn nên thực hiện các phương pháp nào?
? Tại sao khuấy dung dịch hòa ran chất rắn nhanh hơn?
? Vì sao khi đun nóng dd quá trình hòa tan nhanh hơn 
III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước diễn ra nhanh hơn:
HS các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại nhận xét
- Hòa tan dd: Tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và dd. Chất rắn bị hòa tan nhanh hơn.
- Đun nóng dd: Các phân tử chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn.
- Nghiền nhỏ chất rắn: Làm tăng diện tích tiếp xúc của chất rắn với phân tử nước nên quá trình hòa tan nhanh hơn.
 4: Củng cố – luyện tập:
Dung dịch là gì?
Định nghĩa dun dịch bão hòa, dd chưa bão hòa.
5. hướng dẫn về nhà
BTVN: 1, 2, 3, 4, 5, 6
HS: Trả lời

File đính kèm:

  • doctuan 31.doc
Giáo án liên quan