Bài giảng Tiết 59 - Bài 43: Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế

.MỤC TIÊU

1.Học sinh biết

Vai trò của hoá học trong phát triển kinh tế- xã hội qua tìm hiểu về Hoá học với năng lượng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng.

2.Học sinh vận dụng

HS liên hệ thực tế khi học hoá học

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 59 - Bài 43: Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 18/03/2009
Tiết 59	
Bài 43. hoá học và vấn đề phát triển kinh tế
A.mục tiêu
1.Học sinh biết
Vai trò của hoá học trong phát triển kinh tế- xã hội qua tìm hiểu về Hoá học với năng lượng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng...
2.Học sinh vận dụng
HS liên hệ thực tế khi học hoá học
B. chuẩn bị
c.tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV đặt câu hỏi và yêu cầu cả lớp thảo luận,sau đó GV tóm tắt lại nội dung 
-Năng lượng và nhiên liệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
I.Vấn đề năng lượng và nhiên liệu
1.Năng lượng và nhiên liệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
-Mọi hoạt động con người đều cần năng lượng
-Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng
Hoạt động 2:
GV đặt câu hỏi và yêu cầu cả lớp thảo luận:
Để đạt mục tiêu là nâng cao tính hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng nhằm đạt được sự phát triển bền vững,xu thế phát triển năng lượng cho tương lai là gì?
-HS thảo luận sau đó GV đúc rút ra kết luận
2.Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu?
Để đạt mục tiêu là nâng cao tính hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng nhằm đạt được sự phát triển bền vững,xu thế phát triển năng lượng cho tương lai là:
-khai thác sử dụng nhiên liệu it gây ô nhiễm moi trường như nhiên liệu hỗn hợp than đá than hoá học,..chế hoá dầu mỏ.
-Phát triển năng lượng hạt nhân
-Phát triển thuỷ năng lượng
Sử dụng năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng có thể tái sinh không bao giờ cạn kiệt;Dùng Hiđro làm nhiên liệu,đây là thứ nhiên liệu sạch lí tưởng,..
Sử dụng năng lượng hiệu quả cao hơn ở từng gia đình,các khu công nghiệp,các công trìng công cộng,giao thông.Phát động phong trào tiết kiệm năng lượng sâu rộng,..
Hoạt động 3:
GV nêu câu hỏi,yêu cầu cả lớp thảo luận:
Để giả quyết vấn đề năng lượng cho tương lai,hoá học cùng các ngành khoa học khác đang phát triển theo xu hướng nào?
HS thảo luận,sau đó GV khái quát lại
3.Hoá học góp phần giả quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào?
Để giả quyết vấn đề năng lượng cho tương lai,hoá học cùng các ngành khoa học khác đang phát triển theo hướng:
-Nghiên cứu,sử dụng các nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi trường như dùng hiđro làm nhiên liệu,đây là thứ nhiên liệu sạch,lí tưởng dùng cho ngành hàng không,du hành vũ trụ ,tên lữa,luyện kim ,hoá chất.
Nâng cao hiệu quả các quá trình chế hoá,sử dụng nhiên liệu,qu trình tiết kiệm nhiên liệu
- Chế tạo các vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng như vật liệu chế tạo pin mặt trời có hiệu suất cao...
Hoạt động 4:
GV tổ chức cho cả lớp thảo luận về vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế:
Hoạt động 5:
GV đặt câu hỏi thảo luận,yêu cầu cả lớp nghiên cứu:Vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại như thế nào?
II.Vấn đề vật liệu
1.Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế
HS nêu lên quan điểm của mình
2.Vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại
Vấn đề vật liệu phát triển theo hướng:
-Kết hợp giữa kết cấu và công dụng
-Loại hình có tính đa năng
-ít nhiểm bẩn
-Có thể tái sinh
Tiết kiệm năng lượng
-Bền,chắc ,đẹp
-Các loại khoang chất,dầu mỏ,khí thiên nhiên.
-Không khí,nước
-Từ các loại động,thực vật..
Hoạt động 6:
GV đặt câu hỏi thảo luận cho cả lớp:
Hoá học góp phần giả quyết vấn đề vật liệu cho tương lai như thế nào?
3.Hoá học góp phần giả quyết vấn đề vật liệu cho tương lai
Hoá học kết hợp với các ngành khoa học trong lĩnh vực kĩ thuật vật liệu đang nghiên cứu và khai thác những vật liêu mới có trọng lượng nhẹ,độ bền cao và có công năng đặc biệt như:
-Vật liệu cômpzit
- Vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ
-Vật liệu hỗn hợp nano
d. củng cố:
1.GV ra bài tập về nhà: số1,2,3,4
2.dặn học sinh dọc trước bài Hoá học và vấn đề xã hội
Ngày 18/03/2009
Tiết 61
Bài 45 Hóa học và vấn đề môi trường
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Hiểu ảnh hưởng của hoá học đối với môi trường sống (khí quyển, nước, đất) Biết và vận dụng một số biện pháp để bào vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kĩ năng
- Biết phát hiện các vấn đề thực tế của môi trường.
- Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua băng hình, hinh vẽ. 
II. Chuẩn bị 
Tư liệu tranh ảnh, hình vẽ, đĩa hình.... về:
1) Ô nhiễm môi trường.
2) Một số biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới.
III tiến trình dạy học
I. Ô nhiễm môi trường.
1. Ô nhiễm môi trường không khí.
* Hoạt động 1 (khoảng 7 phút). 
GV yêu cầu HS:
- Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí mà em biết.
- Rút ra nhận xétvề không nhí sạch và không khí bị ô nhiễm và tác hại của nó.
GV nêu vấn đề để HS tiếp tục giải quyết:
- Vậy nguồn nào gây ô nhiễm môi trường?
- Những chất hoá học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào?
HS thu thập các thông tin từ bài học, từ các nguồn không và thảo luận.
HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp và rút ra kết luận.
GV nhận xté và hoàn thiện.
HS lấy thí dụ minh họa
2. Ô nhiễm môi trường nước 
* Hoạt động 2 (7 phút)
GV yêu cầu HS: đọc tài liệu, và từ các thông tin khác, trả lời các câu hỏi:
- Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn nước.
- Rút ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó.
- Vậy nguồn gây ô nhiễm nước do đâu mà có?
- Những chất hoá học nào thườngcó trong nước bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào?
HS tự đọc cá nhân, thảo luận và báo cáo kết quả về các vấn đề đặt ra.
GV hướng dẫn HS thảo luận và hoàn thiện.
3. Ô nhiễm môi trường đất
* Hoạt động 3 (khoảng 7 phút)
GV yêu cầu HS: đọc tài liệu và từ các thông tin không , trả lời các câu hỏi:
- Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn đất.
- Rút ra nhận xét về đất bị ô nhiễm và tác hại của nó.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm đất
- Những chất hoá học nào thường có trong đất bị ô nhiễm và tác hại của nó.
HS tự đọ nội dung bài học, thảo luận và báo cáo kết quả về các vấn đề đặt ra.
GV điều khiển và hoàn thiện.
Chú ý: GV có thể phân công 1 - 2 nhóm cùn cùng chuẩn bị một vấn đề về nội dung, tranh ảnh, tư liệu... và trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện nội dung cần nắm vững.
II. Bảo vệ môi trường trong cuộc sống và học tập hoá học
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm.
* Hoạt động 4 (khoảng 4 phút)
GV nêu vấn đề: Bằng cách nào có thể xác định được môi trường bị ô nhiễm?
Nhóm HS suy nghĩ, đọc thông tin trong bài học để trả lời câu hỏi và nêu các phương pháp và có thí dụ cụ thể ngoài nội dung SGK.
HS thảo luận và rút ra những nhận biết chủ yếu.
Kết luận:
Một số cách nhận biết môi trường bị ô nhiễm:
- Quan sát màu sắc, mùi.
- Đùn một số hoá chất để xác định các ion gây ô nhiễm bằng phương pháp phân tích hoá học.
- Dùng các dụng cụ đo như nhiệt kế, sắc kí, máy đo pH... để xác định nhiệt độ, các ion và độ pH của đất, nước...
3. Xử lí chất ô nhiễm như thế nào?
* Hoạt động 5 (khoảng 12 phút)
GV nêu tình huống cụ thể và yêu cầu HS đưa ra phương án giải quyết. HS đọc thêm thông tin trong SGK, quan sát hình vẽ thí dụ về xử lí nước thải, khí thải trong công nghiệp. 
HS phân tích tác dụng ở mỗi công đoạn và viết phương trình PTHH nếu có.
HS rút ra nhận xét chung về một số biện pháp cụ thể trong sản xuất, đời sống:
- Xử lí khí thải
- Xử lí chất rắn thải
- Xử lí nước thải
GVnêu tình huống cụ thể và yêu cầu HS vận dụng để xử lí chất thải khi làm thí nghiệm trên lớp hoặc trong giờ thực hành.
HS rút ra cách chung xử lí chất thải trong phòng thí nghiệm là:
Bước 1: Phân loại chất thải, xác định tính chất đặc trưng của mỗi loại.
Bước 2: Chọn cách xử lí cho phù hợp dựa vào tính chất hoá học của mỗi chất hoặc loại chất.
Bước 3: Xử lí.
Kết luận:
Để xử lí chất thải theo phương pháp hoá học, cần căn cứ vào tính chất vật lí, tính chất hoá học của mỗi chất thải để chọn chất khử cho phù hợp.
* Hoạt động 6 (khoảng 5 phút). Củng cố, đánh giá.
GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính bài học.
HS làm bài tập 1,2,3 ngay tại lớp.
GV đánh giá cho điểm cá nhá nhân hoặc nhóm HS thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.
IV. Hướng dẫn giả bài tập trong SGK
4.a) Chọn A. Dùng nước vôi trong (dư) là tốt nhất.
b) Vì nước vôi rẻ tiền, dễ kiếm, giữ lại các ion ở dạng rắn do tạo thành các hiđroxit không tan. HS tự viết các.
5. a) Đối với các khí có tính axit Cl2, CO2, H2S, SO2, NO2, HCl vì có phản ứng tạo thành muối.
 b) Đối với khí có phản ứng với thuốc tím: C2H4, C2H2.
 c) Đối với khí có tính bazơ NH3
HS tự viết PTHH 
6. 	Do có phản ứng: Hg + S HgS ( đen)nên ta có thể gom và khử độc Hg một cách dễ dàng.
H2S + Na2CO2	NaHCO3 + NaHS NaHS + O2(kk) 	NaOH + S	
Fe2O3 + 3H2S 	Fe2S3 + 3H2O Fe2S3 + 3O2(kk) 	2Fe2O3 + 6S
a.Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí H2S.
b.H2S + Pb(NO3)2 	PbS đen + 2HNO3
34	239
x	0,3585
Nồng độ H2S trong không khí là : 0,0255 mg/l
Sự nhiễm bẩn H2S vượt mức cho phép vì hàm lượng cho phép là 0,01 mg/l

File đính kèm:

  • docgiao an 12chuong 9Hoa hoc va van de phat trien kinh texa hoimoi truong.doc
Giáo án liên quan