Bài giảng Tiết 58: Luyện tập oxi lưu huỳnh ( cơ bản )

 Học sinh vận dụng:

 - Viết PTHH chứng minh tính chất của đơn chất, hợp chất của oxi và lưu huỳnh.

 - So sánh tính chất của oxi và lưu huỳnh

 - Xác định vai trò của oxi, lưu huỳnh trong các pư .

 - Làm các bài tập có liên quan.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 58: Luyện tập oxi lưu huỳnh ( cơ bản ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10 tháng 03 năm 2011
Người soạn: Nguyễn Thị Yên
Tiết 58: LUYỆN TẬP OXI LƯU HUỲNH ( cơ bản )
I. Mục đích-yêu cầu:
1. Về kiến thức:
 Ø Học sinh vận dụng:
 - Viết PTHH chứng minh tính chất của đơn chất, hợp chất của oxi và lưu huỳnh.
 - So sánh tính chất của oxi và lưu huỳnh
 - Xác định vai trò của oxi, lưu huỳnh trong các pư .
 - Làm các bài tập có liên quan.
2. Về kỹ năng:
- Lập các phương trình hóa học liên quan đến đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh.
- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đế tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất.
- Viết cấu hình electron của oxi, lưu huỳnh
- Giải được 1 số dạng bài tập liên quan.
3. Tư duy, thái độ:
- Hiểu được sự tương quan giữa bản chất và hiên tượng.
- Có ý thức, tình thần làm việc theo nhóm, giáo dục tinh thần đoàn kết trong tập thể.
II. Trọng tâm:
 - Các bài tập liên quan tới tính chất hóa học của oxi,lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.
III. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Phiếu học tập.
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức của chương.
IV. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận
V. Nội dung: 
1. Ổn định lớp(1 phút)
2. Vào bài mới: (1ph)
	Ở tiết trước chúng ta đã được củng cố các kiến thức về chương oxi lưu huỳnh, hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các lì thuyết đó để giải quyết một số vấn đề lí thuyết có liên quan.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1:
- Phát phiếu học tập số 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận để chọn đáp án đúng.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Vì sao chọn đáp án đó?
- Lưu ý cân bằng, điều kiện các phản ứng.
Câu 1: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày? 
A. Ozon là một khí độc
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi
D. Ozon có tính tẩy màu
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
B. SO3 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
C. H2S thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá. 
D. SO3 có thể tan trong H2SO4 đặc tạo ra oleum
Câu 3: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào sau đây?
A. CO2, NH3, H2, N2. 
B. NH3, H2, N2, O2.
C. CO2, N2, SO2, O2. 
D. CO2, H2S, N2, O2.
Câu 4: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O ® HCl + H2SO4 
Trong phản ứng này, vai trò của SO2 là:
A. Chất oxi hoá 
B. Chất khử 
C. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường
Câu 5: Có 3 dung dịch mất nhãn: HCl, H2SO3, H2SO4. Nếu chỉ dùng thêm một hoá chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. Dung dịch Ba(OH)2.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch BaCl2.
D. A và C đều đúng.
Câu 6: H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc nào dưới đây?
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. 
B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, K.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn. 
D. Zn(OH)2, CaCO3, Ag, Al, Fe2O3.
- Thảo luận và trả lời.
Đáp án: C
Đáp án: B
Đáp án: C
Đáp án: B
Đáp án: D
Đáp án: B
Đáp án: C
Đáp án: B
Đáp án: C
Đáp án: B
Đáp án: D
Đáp án: B
Hoạt động 2: 
- Phát phiếu học tập số 2
- Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận để chọn đáp án đúng.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Vì sao chọn đáp án đó?
Câu 1: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. 
C. 9,1 gam. D. 10 gam.
Câu 2: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là:
A. 250 ml
B. 500 ml 
C. 125 ml 
D. 175 ml
Câu 3: Cho 10,4g hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6g S. % khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp là:
A. 52,76% và 47,24%	
B. 53,85% và 46,15% 
C. 63,8% và 36,2%	 
 D. 72% và 28%
Câu 4: Giả sử hiệu suất của quá trình sản xuất là 100% thì khối lượng H2SO4 có thể thu được từ 1,6 tấn quặng pirit sắt có chứa 60% FeS2 là bao nhiêu?
A. 1,568 tấn	B. 1,725 tấn	
C. 1,200 tấn	D. 6,320 tấn
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 33,1 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 78,7 gam	B. 75,5 gam	
C. 74,6 gam	D. 90,7 gam
Câu 6: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl2 2M cần phải dùng 500 ml dung dịch Na2SO4 với nồng độ bao nhiêu?
A. 0,1M. B. 0,4M. C. 1,4M. D. 0,2M.
- Thảo luận và trả lời.
Đáp án: C
Ta có:
2Cu + O2 2CuO
x mol x mol
2Al + 3/2O2 Al2O3 
x mol x/2 mol
theo bài ra ta có: 80x + 51x = 13,1
 vậy x = 0,1, 
do đó m = 64.0,1 + 27.0,1 = 9,1 g
Đáp án: C 
Vì NaOH tối thiểu cần dùng nên chỉ xảy ra phản ứng tạo NaHSO3 ( tỉ lệ NaOH : SO2 =1:1)
NaOH + SO2 → NaHSO3
Số mol NaOH = số mol SO2 = 5,6/22,4 = 0,25 (mol)
Thể tích dung dịch NaOH = n/CM = 0,25/2 = 0,125 (lit) = 125 (ml)
Đáp án: B
Số mol của S là: nS = 9,6/32 = 0,3 mol
Ta có các ptpư sau: 
Fe + S FeS
x mol x mol
Mg + S MgS
y mol y mol
theo bài ra ta có hệ pt sau:
 56x + 24y = 10,4
 x + y = 0,3
Giải hệ ta được x= 0,1, y = 0,2
 %Fe = 0,1.56/10,4.100= 53,85%.
%Mg = 100 – 53,85 = 46,15%
Đáp án: A
 mFeS2 = 1,6.0,6 = 0,96 tấn.
Ta có sơ đồ sản xuất H2SO4 từ quặng pirit là :
FeS2 →2SO2 →2SO3 →2H2SO4
120 tấn 2.98 tấn
0,96 tấn x tấn
x = 0,96.2.98/120 = 1,568 tấn. 
Đáp án:D.
Ta có nH2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol
 2H+ + 2e → H2 
1,2 mol ¬ 0,6 mol
Ta có nH2SO4 =nH+/2 = 0,6 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khố lượng ta tính được:
m = 33,1 + 0,6.98 – 0,6.2 = 90,7 g
Đáp án: B
Ta có ptpư:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4¯ +2NaCl 
0,2 mol→0,2 mol
CM(Na2SO4) = 0,2/0,5 = 0,4 M
Đáp án: C
Ta có:
2Cu + O2 2CuO
x mol x mol
2Al + 3/2O2 Al2O3 
x mol x/2 mol
theo bài ra ta có: 80x + 51x = 13,1
 vậy x = 0,1, 
do đó m = 64.0,1 + 27.0,1 = 9,1 g
Đáp án: C 
Vì NaOH tối thiểu cần dùng nên chỉ xảy ra phản ứng tạo NaHSO3 ( tỉ lệ NaOH : SO2 =1:1)
NaOH + SO2 → NaHSO3
Số mol NaOH = số mol SO2 = 5,6/22,4 = 0,25 (mol)
Thể tích dung dịch NaOH = n/CM = 0,25/2 = 0,125 (lit) = 125 (ml)
Đáp án: B
Số mol của S là: nS = 9,6/32 = 0,3 mol
Ta có các ptpư sau: 
Fe + S FeS
x mol x mol
Mg + S MgS
y mol y mol
theo bài ra ta có hệ pt sau:
 56x + 24y = 10,4
 x + y = 0,3
Giải hệ ta được x= 0,1, y = 0,2
 %Fe = 0,1.56/10,4.100= 53,85%.
%Mg = 100 – 53,85 = 46,15%
Đáp án: A
 mFeS2 = 1,6.0,6 = 0,96 tấn.
Ta có sơ đồ sản xuất H2SO4 từ quặng pirit là :
FeS2 →2SO2 →2SO3 →2H2SO4
120 tấn 2.98 tấn
0,96 tấn x tấn
x = 0,96.2.98/120 = 1,568 tấn.
Đáp án:D.
Ta có nH2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol
 2H+ + 2e → H2 
1,2 mol ¬ 0,6 mol
Ta có nH2SO4 =nH+/2 = 0,6 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khố lượng ta tính được:
m = 33,1 + 0,6.98 – 0,6.2 = 90,7 g
Đáp án: B
Ta có ptpư:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4¯ +2NaCl 
0,2 mol→0,2 mol
CM(Na2SO4) = 0,2/0,5 = 0,4 M
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày? 
A. Ozon là một khí độc
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi
D. Ozon có tính tẩy màu
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử	B. SO3 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. H2S thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá. 	D. SO3 có thể tan trong H2SO4 đặc tạo ra oleum
Câu 3: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào sau đây?
A. CO2, NH3, H2, N2. 	B. NH3, H2, N2, O2.	C. CO2, N2, SO2, O2. 	D. CO2, H2S, N2, O2.
Câu 4: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O ® HCl + H2SO4 
Trong phản ứng này, vai trò của SO2 là:
A. Chất oxi hoá 	C. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
B. Chất khử 	D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường
Câu 5: Có 3 dung dịch mất nhãn: HCl, H2SO3, H2SO4. Nếu chỉ dùng thêm một hoá chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. Dung dịch Ba(OH)2.	B. Dung dịch NaOH.	C. Dung dịch BaCl2	D. A và C đều đúng.
Câu 6: H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc nào dưới đây?
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. 	B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, K.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn. 	D. Zn(OH)2, CaCO3, Ag, Al, Fe2O3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 7,4 gam. 	B. 8,7 gam.	C. 9,1 gam.	 D. 10 gam.
 Câu 2: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là:
A. 250 ml	B. 500 ml 	C. 125 ml 	D. 175 ml
Câu 3: Cho 10,4g hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6g S. % khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp là:
A. 52,76% và 47,24%	B. 53,85% và 46,15% 	C. 63,8% và 36,2% 	D. 72% và 28%
Câu 4: Giả sử hiệu suất của quá trình sản xuất là 100% thì khối lượng H2SO4 có thể thu được từ 1,6 tấn quặng pirit sắt có chứa 60% FeS2 là bao nhiêu?
A. 1,568 tấn	B. 1,725 tấn	C. 1,200 tấn	D. 6,320 tấn
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 33,1 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 78,7 gam	B. 75,5 gam	C. 74,6 gam	D. 90,7 gam
Câu 6: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl2 2M cần phải dùng 500 ml dung dịch Na2SO4 với nồng độ bao nhiêu?
A. 0,1M.	 	B. 0,4M. 	C. 1,4M. 	D. 0,2M.
 GVHD:

File đính kèm:

  • docluyen tap os.doc
Giáo án liên quan