Bài giảng Tiết: 58 - Bài: Phenol
1.Kiến thức: Khái niệm về hợp chất của phenol.
Cấu tạo và tính chất của phenol đơn giản nhất
2.Kỹ năng: Phân biệt phenol với các ancol thơm khác.
Viết các phương trình hoá học
Ngày soạn:19.02.2008 Tiết: 58 Bài: PHENOL I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Khái niệm về hợp chất của phenol. Cấu tạo và tính chất của phenol đơn giản nhất 2.Kỹ năng: Phân biệt phenol với các ancol thơm khác. Viết các phương trình hoá học 3.Thái độ: II.CHUẨN BỊ. 1.Chuẫn bị của giáo viên: Mô hình phân tử phenol.Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm. 2.Chuẩn bị của học sinh. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ. Viết các phương trình thể hiện tính chất của ancol Câu hỏi: Định hướng trả lời. 3.Giảng bài mới -Giới thiệu bài mới.Hợp chất có nhóm OH gắn trên nhánh của vòng bezen gọi làancolthơm.Vậy nhóm OH gắn trên vòng benzen có gọi là ancol thơm hay không?Giáo viên lấy một số VD và học sinh nhận xét để voà bài. 4-Tiến trình tiết dạy. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HOẠT ĐỘNG1.Định nghĩa và phân loại: GV: Phenol là từ dùng để chỉ chung cho 1 loại hchc mà chúng ta sẽ khảo sát sau đây. Xét các vd bên . Giáo viên lấy VD về hai loại phenol H: Hãy so sánh cấu tạo của phenol và rựơu thơm ? -Nhóm -OH gắn vào ngtử C ngoài vòng benzen Þ rượu thơm . Þ Định nghĩa phenol ? Học sinh nhận xét số lượng nhóm -OH I.Định nghĩa và phân loại 1.Định nghĩa: - Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có nhóm hiđroxyl (- OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon trong vòng benzen. 2.Phân loại -Phenol đơn chức: có1nhóm OH - Phênol đa chức: Có từ hai nhóm –OH trở lên. HOẠT ĐỘNG2. Giáo viên nêu CTPT Trong phenol có chứa vòng ben zen. Giáo viên chú ý trong thực tế phenol có màu hồng do bị oxi hoá Học sinh tham khảo SGK nêu tính chất vật lý của phenol II.Phenol 1.Cấu tạo: 2.Tính chất vật lý. –Phenol là chất rắn, tinh thể không màu, ít tan trong nước, có mùi đặc trưng, tonc :43oC ,dể bị chảy rữa do hút ẩm . –Rất độc , gây bỏng nặng khi rơi vào da . -Để lâu trong không khí bị oxihoa một phần nên có màu hồng, ít tan trong nước lạnh tan nhiều trong dd môi hữu cơ HOẠT ĐỘNG3 Phenol có nhóm OH vậy có tác dụng với các kim loại kiềm hay không. Ngoài phản ứng thế H ở nhóm OH còn dể tham gia phản ứng thế H ở vòng benzen. Chứng tỏ có sự ảnh hưởng của các nguyên tử trong phân tử. Học sinh nhận xét viết các phương trình phản ứng xảy ra. Học sinh viết phương trình phản ứng và nhận xét với ancol thơm. Hs.Viết phương trình và nhận xét phản ứng này với benzen 3.Tính chất hoá học a.Phản ứng thế H ở nhóm OH. -Tác dụng với Na. 2C6H5OH + 2Na 2C6H5ONa + H2 Natri phenolat -Tác dựng với bazơ: C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O Phenol có tính axit yếu nên không làm đổi màu quỳ tím. b.Phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzen: -Tác dụng với dung dịch Brom. + Br2 à + 3HBr -Tác dụng với dung dịch HNO3 C6H5OH + HNO3 C6H3(OH)(NO2)3 + 3H2O -Nguyên tử H của vòng ben zen dể bị thế là do ảnh hưởng của nhóm OH -Aûnh hưỡng của vòng ben zen đến nhóm OH và ảnh hưởng của nhóm OH đến vòng benzen là ảnh hưởng qua lại của các nguyên tử trong phân tử. HOẠT ĐỘNG4 Giáo viên cho học sinh nêu các cách điều chế trong sgk Viết các phương trình điều chế 4. Điều chế: C6H6 à C6H5 –CH(CH3)-CH3 à C6H5OH + CH3-CO –CH3 C6H6 à C6H5Br à C6H5OH Ngoài ra còn điều chế từ nhựa than đá. 5.Củng cố: Làm bài tập số 1 sgk để củng cố phần tính chất. 6.Dặn dò, bài tập về nhà. : Làm các bài tập SGK. IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.
File đính kèm:
- 58.doc