Bài giảng Tiết : 58 - Bài 47: Chất béo
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh biết định nghĩa chất béo.
- Biết trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của chất béo.
- Viết được công thức phân tử của Glixerol, công thức tổng quát của chất béo.
2. Kỹ năng.
- Viết PTHH của PU thủy phân chất béo.
- Viết CTCT của hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng chất béo hợp lý.
II. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
Ngày soạn: 8/4/08 Ngày dạy : Tiết : 58 bài 47. chất béo. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Học sinh biết định nghĩa chất béo. - Biết trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của chất béo. - Viết được công thức phân tử của Glixerol, công thức tổng quát của chất béo. 2. Kỹ năng. - Viết PTHH của PU thủy phân chất béo. - Viết CTCT của hợp chất hữu cơ. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng chất béo hợp lý. II. Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị: - Thí nghiệm tính chất vật lý của chất béo: + D/C ống nghiệm phi 18, ống hút, kẹp gỗ. + H/C Benzen, nước, dầu ăn, mỡ lợn đặc. - Tranh phóng to hình 5.8 - Bảng phụ. IV. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (0) 3, Bài mới: (40') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (5') Tìm hiểu chát béo có ở đâu. HS. Quan sát sơ đồ 5.6/145 và liên hệ thực tế. ? Chất béo có ở đâu. HS. Trả lời chất béo có ở cơ thể động vật và thực vật. ? Kể tên những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo. HS. trả Lời - nhận xét. I. Chất béo có ở đâu? - Dầu mỡ ăn là các chất béo. - Chất béo có ở động vật thường tập chung ở mô mỡ. - Chất béo có ở thực vật ở các loại quả, hạt. Hoạt động 2: (7') Tìm hiểu tính chất vật lý của chất béo. HS. nêu yêu cầu thí nghiệm. GV. tiến hành thí nghiệm cho ống nghiệm A chứa Benzen. " " B chứa nước. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm vài giọt đầu ăn rồi lắc nhẹ. HS. quan sát nêu nhận xét và kết luận GV. thông tin ngoài benzen ra chất béo còn tan trong một số dung môi hữu cơ như xăng, dầu hỏa... ? ở nhiệt độ thấp chất béo có nguồn gốc từ động vật có hiện tượng gì. HS. Trả lời có hiện tượng đông đặc. GV. thông tin các chất béo có nguồn gốc từ động vật thường có trạng thái rắn vì chất béo này chứa chủ yếu các gốc axit không no (n/c ở lớp trên). II. Chất béo có những tính chất vật lý quan trọng nào? - Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong dầu hỏa, benzen... Hoạt động 3:(10') Tìm hiểu thành phần cấu tạo của chất béo. GV. thông tin trong thực nghiệm ngừơi ta đun chất béo với nước ở nhiệt độ và áp xuất cao thu được Glixerol (Glixerin) và axit béo.Glixerol có cấu tạo là: ? Trong công thức cấu tạo của Glixerol có bao nhiêu nhóm OH. HS. trả lời có 3 nhóm. ? có bao nhiêu nguyên tử C và nguyên tử Hiddro HS. 3 n/ tử C và 5 n/tử H ? Hãy viết gọn công thức của Glixerol HS. lên bảng viết gọn. GV. Axit béo là axit hữu cơ( có nhiều loại axit béo) có công thức chung là: ? Qua các thông tin trên em hiểu chất béo là gì. HS. trả lời- nhận xét - bổ xung. GV. thông tin este là hỗn hợp tách nước từ rượu và axit hữu cơ, Glixerol cũng là một loại rượu vì có 3 nhóm OH nên còn gọi là rượu 3 lần rượu. ? Hãy lấy ví dụ thay hiđrocacbon vào R GV. Thông tin ở chương trình sinh học lớp 8 ta đã được học khi chất béo được đưa vào cơ thể (TA) sẽ được hấp thụ như thế nào. HS. liên hệ kiến thức đã học để trả lời. III. Chất béo có những thành phần cấu tạo như thế nào? - Công thức cấu tạo của Glixerol OH OH OH => Viết gọn: C3H5(OH)3 - Công thức chung của Axit béo: R - COOH Trong đó R là gốc Hiđrocacbon có thể là: ( C17H35- ; C17H33-; C15H31- ;....) - Chất béo là hỗn hợp nhiều este của Glixerol với các axit béo và có công thức chung là: (R - COO)3C3H5. - VD: (C17H33COO)3C3H5 Triolearin Hoạt động 4: (15') Tìm hiểu tính chất quan trọng của chất béo. HS. Liên hệ phần sinh học lớp 8 nêu được: chất béo vào ruột non dưới tác dụng của dịch mật và enzim tiêu hóa đã biến đổi thành Glixerol và cơ thể hấp thụ qua mạch máu ở thành ruột. GV. Thông tin khi đun chất béo với nước ở nhiệt độ cao có axit làm chất xúc tác chát béo tác dụng với nước tạo Glixerol và các axit béo. GV. cho hs lên bảng hực hiện phương trình thay R bằng gốc axit béo cụ thể. HS. lên bảng thực hiện. GV. thông tin khi đun chất béo với dd kiềm chất béo cũng bị thủy phân tạo Glixerol và muối của các axit béo. GV. thông tin muối Na của các axit béo là thành phần chính của xà phòng bánh. GV. yêu càu hs lấy ví dụ cụ thể bằng gốc axit béo. HS. lấy ví dụ và viết phương trình. GV. thông tin ngoài dd NaOH ra chất béo còn phản ứng với các dd KOH, Ca(OH)2... IV. Chất béo có những tính chất hóa học quan trong nào? 1. Tác dụng với nước. (R - COO)3C3H5 + 3H2O Chất béo C3H5(OH)3+3R-COOH Glixerol axit béo P/ứng trên là p/u phân hủy. VD: (C17H35 - COO)3C3H5 + 3H2O Chất béo C3H5(OH)3 + 3C17H35-COOH Glixerol axit béo 2. Tác dụng với kiềm: (R - COO)3C3H5+3NaOH Chất béo C3H5(OH)3+3R-COONa Glixerol axit béo => Phản ứng trên còn goi là phản ứng xà phòng hóa. ( Thủy phân este trong môi trường kìêm) VD: (C17H35 - COO)3C3H5 +3NaOH Chất béo C3H5(OH)3+ 3C17H35-COONa Glixerol axit béo Hoạt động5: (6') Tìm hiểu ứng dụng của chất béo. ? Qua bài học và thực tế hằng ngày hãy nêu ứng dụng của chất béo trong đời sống và trong công nghiệp. HS. Trao đổi và trả lời. GV. cho hs quan sát hình 5.8. HS. quan sát - nhận xét. V. Chất béo có những ứng dụng gì? - Làm thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Điều chế Glixerol và xà phòng. 4. Củng cố: (3') - GV. chốt lại toàn bài. - HS. trả lời các câu hỏi sau. ? Tại sao mỡ để lâu lại bị ôi. ? Bảo quản chất béo như thế nào cho tốt. Trả lời: - Mỡ bị ôi là do tác dụng với nước tron không khí. - Bảo quản chất béo ở noi khô, thoáng hoặc nhiệt độ thấp - HS. có thể liên hệ thực tế để trả lời. 5. Dặn dò: (1') - BTVN: 1, 2, 3, 4 sgk/147. - Chuẩn bị trước bài luyện tập.
File đính kèm:
- Tiet 58.doc